Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu dữ liệu Metric, quý I vừa qua, nhóm các nhà bán hàng lớn, cửa hàng chính hãng (shop Mall) trên các sàn thương mại điện tử ghi nhận doanh số vượt trội, trong khi nhiều cửa hàng nhỏ lẻ có tình trạng “trắng đơn”.
Ngày 25/4 tại Hà Nội, Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2025 được tổ chức nhằm thúc đẩy thương mại điện tử trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đang tạo ra bước chuyển lớn và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn.
Ngày 22/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Công nghệ Arobid tổ chức ký kết hợp tác với 4 đối tác trong các lĩnh vực trọng điểm như du lịch, viễn thông và bảo hiểm. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ sinh thái số toàn diện cho các doanh nghiệp.
Trong dịp nghỉ Lễ Chiến thắng 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, giữ vững cam kết “luôn đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp”, mạng lưới Bưu điện Việt Nam trên toàn quốc sẽ duy trì hoạt động bình thường từ giao dịch, khai thác, vận chuyển đến phát bưu gửi.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa chuyển đơn tố cáo liên quan hoạt động kinh doanh mỹ phẩm của bà Chu Thanh Huyền đến Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Trong quý I/2025, cơ quan thuế đã xử lý 24.588 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, truy thu và phạt tổng cộng 469 tỷ đồng. Trong đó, có 124 doanh nghiệp và 24.464 cá nhân.
Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1.350 làng nghề, trong đó có 331 làng nghề truyền thống được công nhận với những thương hiệu mạnh như: Làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), làng đúc đồng Ngũ Xã (quận Ba Đình), làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông)… Để phát huy giá trị văn hóa và tăng lợi nhuận kinh doanh, người dân làng nghề đã mạnh dạn áp dụng khoa học-công nghệ, chuyển đổi số thông qua các nền tảng trực tuyến.
Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng số thuế thu từ hoạt động thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của công tác quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số.
Thương mại điện tử thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam với giá trị thị trường dự kiến tăng lên 40-50 tỷ USD vào 2025. Đây chính là động lực mạnh mẽ để các doanh nghiệp trong nước tiếp tục kết nối, trao đổi và phối hợp để đẩy mạnh hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
Ngày 28/3, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh), trong khuôn khổ Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025 đã diễn ra tọa đàm với chủ đề “Ứng dụng AI cho doanh nghiệp & thương mại điện tử xuyên biên giới dành cho hàng nông sản”.
Ngày 27/3, tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC) trong khuôn khổ sự kiện khai mạc HCM City Export 2025, Arobid đã tiến hành ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhiều đối tác quan trọng, gồm: Hội Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) và Công ty CP Quảng cáo và Xúc tiến Thương mại Đông Nam, đánh dấu bước tiến mới trong số hóa triển lãm và thúc đẩy thương mại điện tử B2B tại Việt Nam.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam kiến nghị lùi thời điểm có hiệu lực của quy định nộp thuế hộ kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử từ 1/4/2025 đến 1/7/2025 do vẫn còn nhiều vướng mắc.
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã thúc đẩy nền kinh tế số và mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, song hành với những tiện ích là hàng loạt thách thức liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy, để bảo đảm môi trường thương mại điện tử minh bạch, cần có sự phối hợp đồng bộ từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội (giai đoạn 2) tại Trung tâm giao dịch thường xuyên và liên cơ quan, số 258 đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, đoàn đại biểu kinh tế cấp cao Việt Nam do đồng chí Lê Quang Mạnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội dẫn đầu, đã làm việc tại trụ sở chính của Tập đoàn Alibaba tại Xixi Campus (Hàng Châu, Trung Quốc).
Nhanh chóng, tiện lợi, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng..., người tiêu dùng ở bất cứ đâu cũng có thể mua được món đồ yêu thích trên sàn thương mại điện tử.
Theo thông tin từ Cục Thuế (Bộ Tài chính), cơ quan này đã thu được 2.791 tỷ đồng tiền thuế từ 130 nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, gồm những công ty công nghệ lớn như Meta, Google, TikTok... thông qua cổng thông tin dành cho nhóm này.
Sau hơn 6 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra hơn 665 nghìn vụ việc, xử phạt hơn 417.600 vụ vi phạm, chuyển cơ quan tố tụng 911 vụ để xem xét, khởi tố hình sự với tổng số tiền xử lý vi phạm 5.542 tỷ đồng; trong đó thu nộp ngân sách nhà nước 3.376 tỷ đồng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến đã đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các đối tượng đã lợi dụng để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hướng tới Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3), nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với chủ đề "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm" .
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam góp ý xây dựng Luật Thương mại điện tử, nhấn mạnh việc bảo vệ người kinh doanh nhỏ lẻ trên nền tảng thương mại điện tử.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế-xã hội. Tại Việt Nam, quá trình này không chỉ ảnh hưởng các lĩnh vực mà còn tác động sâu sắc đến cuộc sống, vai trò và quyền năng của phụ nữ.
Doanh thu các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam (Shopee, Lazada, Sendo, Tiki và TikTok Shop) trong năm 2025 được dự báo sẽ đạt khoảng 387,5 nghìn tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2024. Dù vẫn duy trì đà tăng, nhưng so với các năm trước, con số này phản ánh sự chững lại đáng kể của thị trường.
Chiều 28/2, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Công ty TNHH Alibaba.com Việt Nam tổ chức Hội nghị xuất khẩu chuyên ngành “Mở khóa tiềm năng - Bứt phá xuất khẩu 2025: Công nghệ - Chìa khóa dẫn lối xuất khẩu toàn cầu”.
Đó là một trong những nội dung chính được đề cập trong Báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố tại hội thảo Phát triển kinh doanh nền tảng: Động lực cho tăng trưởng kinh tế số Việt Nam tổ chức sáng 19/2.