Ngày 25/4 tại Hà Nội, Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2025 được tổ chức nhằm thúc đẩy thương mại điện tử trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đang tạo ra bước chuyển lớn và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Xây dựng văn hóa đổi mới, sáng tạo trong toàn xã hội đang trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với tiến trình phát triển đất nước trong bối cảnh chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành khoa học và công nghệ, mà là trách nhiệm chung của toàn dân, toàn hệ thống chính trị.
Đô thị thông minh được hiểu là xu hướng phát triển tất yếu trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, nơi công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn (big data) được ứng dụng rộng rãi trong quản lý, điều hành của chính quyền (như chính quyền điện tử), cũng như trong vận hành hạ tầng đô thị, phục vụ mọi lĩnh vực từ sản xuất, kinh doanh đến đời sống hằng ngày của người dân.
Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho Thủ đô, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Điều này đã giúp hiện đại hóa lĩnh vực chăm sóc khách hàng, tạo ra sự công khai, minh bạch và giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ điện.
Ngày 10/4, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (HCMC C4IR) phối hợp Trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) tổ chức Hội nghị Khoa học quốc tế “Các giải pháp xanh và công nghệ mới nổi cho sự phát triển bền vững” năm 2025 (GSETS 2025).
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực, trong đó có công tác công an.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, các chính sách thu hút và giữ chân người tài đã trở thành yếu tố quyết định của doanh nghiệp công nghệ. Đây cũng là giải pháp chiến lược để doanh nghiệp bảo đảm sức cạnh tranh trên thị trường và tiến tới phát triển bền vững trong nền kinh tế số.
Ngày 11/3, tại Boston (theo giờ Mỹ), Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) phối hợp với Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF), Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và Đại học Harvard tổ chức Bàn tròn tại Đại học Harvard, với chủ đề "Hợp tác phát triển điện ảnh Việt Nam - Hoa Kỳ trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo và Cách mạng công nghiệp 4.0".
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức nói chung, đội ngũ trí thức trẻ nói riêng đối với sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước và kiến thiết, dựng xây nước nhà. Bối cảnh hiện nay, đáp ứng xu thế phát triển với tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc nghiên cứu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức trẻ sẽ tạo động lực để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế-xã hội. Tại Việt Nam, quá trình này không chỉ ảnh hưởng các lĩnh vực mà còn tác động sâu sắc đến cuộc sống, vai trò và quyền năng của phụ nữ.
Bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy kinh tế tri thức, xã hội tri thức phát triển và đòi hỏi có những con người có tri thức toàn diện, đặt ra yêu cầu đổi mới mạnh mẽ giáo dục-đào tạo, hướng tới nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
Cùng với quan điểm “Phát triển du lịch bền vững và bao trùm trên nền tảng tăng trưởng xanh”, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặc biệt nhấn mạnh: “Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Ðiều này càng khẳng định tầm quan trọng của chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đối với phát triển du lịch bền vững.
Ngành công nghiệp phần mềm hình thành đã trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến nay, ngành sản xuất phần mềm "Make in Vietnam" đã đạt nhiều thành tựu ấn tượng, dần xây dựng được thương hiệu uy tín trong nước và nước ngoài.
Ngành công nghiệp bán dẫn được xác định là lĩnh vực chiến lược, đóng vai trò then chốt trong Cách mạng công nghiệp 4.0 và là nền tảng cho nhiều ngành công nghệ cao. Với Nghị quyết số 57-NQ/TW cùng chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo động lực đột phá cho kinh tế-xã hội và khẳng định vị thế quốc gia trên bản đồ công nghệ thế giới.
Trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành một trong những công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi thế giới và cuộc sống của nhân loại.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các xu hướng phát triển công nghiệp số, trí tuệ nhân tạo đã làm thay đổi mạnh mẽ lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất lao động vượt trội, thay thế và dần chiếm lĩnh việc làm của lực lượng lao động chân tay. Do vậy, việc xây dựng văn hóa công nhân trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới ngày càng cần thiết và cấp bách.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số và khởi nghiệp sáng tạo trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Con người từ khi tìm ra công cụ lao động, năng suất lao động tăng lên. Và từ công cụ lao động đồ đá lên đồ đồng, rồi chế tác được công cụ lao động bằng đồ sắt thì năng suất lao động đã tăng lên nhiều. Chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (Khoảng năm 1784) Khi động cơ hơi nước ra đời, các thuyền buồm lớn dường như đã đến thời nhường chỗ cho các tàu thuỷ động cơ hơi nước cho những chuyến hải hành xa; từ đây các đại dương không còn quá mênh mông rộng lớn với con người.
Để các Khu Công nghệ cao (KCNC) phát triển không chỉ cần sự quan tâm của ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) mà cần đặt sự quan tâm trong tổng thể phát triển các khu công nghiệp nói chung gắn với mô hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Ngành vi mạch bán dẫn đã trở thành lĩnh vực cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh. Để tạo động lực tăng trưởng mới, đến năm 2030, thành phố phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn có đủ năng lực tham gia các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị ngành vi mạch bán dẫn toàn cầu.
Chuyển đổi số, số hóa trong nông nghiệp giúp tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, giúp tăng năng suất lao động và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng số hóa toàn cầu, thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Tại Hà Nam, TMĐT đang chứng kiến sự phát triển tích cực nhưng đồng thời cũng đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là vấn đề nguồn nhân lực.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) là một trong những dự thảo luật được quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc sửa đổi luật sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Việc làm hiện nay, đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, kịp thời ứng phó, thích ứng trong bối cảnh già hóa dân số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững, quản lý nguồn lao động.
Tình hình thế giới và khu vực tác động nhiều chiều đến văn học, nghệ thuật. Quá trình toàn cầu hóa, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa diễn ra ngày càng quyết liệt, phức tạp hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số, phát triển rất nhanh, tiếp tục làm thay đổi phương thức sáng tạo, lưu trữ, giới thiệu, phát hành các sản phẩm văn học nghệ thuật.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang đến sự xuất hiện của nhiều công cụ sáng tạo mới cũng như môi trường lưu giữ, phương thức phân phối, các hình thức khai thác, sử dụng mới đối với các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng,... Tuy nhiên, môi trường số cũng đặt ra nhiều thách thức trong bảo vệ quyền của các chủ thể và các cơ quan quản lý, thực thi quyền tác giả, quyền liên quan, đòi hỏi phải có những giải pháp quản trị và xử lý đồng bộ, cụ thể.
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, khi nền kinh tế tri thức bùng nổ cùng với cuộc cách mạng số và cách mạng công nghiệp 4.0, chiến lược phát triển nguồn nhân lực trở thành nội dung không thể tách rời của chiến lược phát triển doanh nghiệp, là công cụ thiết yếu để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh. Một chiến lược nhân lực hiệu quả sẽ tạo nên định hướng đúng đắn cho toàn bộ hệ thống, tối ưu chi phí và nguồn lực, từ đó duy trì năng lực nội tại bền vững cho mọi doanh nghiệp/tổ chức.