Mặc dù không có hình phạt cho việc trễ hạn nhưng các mục tiêu, được gọi là Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), được xem như bằng chứng cho sự nghiêm túc trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Theo Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu, nhiệt độ trung bình năm 2024 cao hơn 1,6°C so với giai đoạn 1850-1900, thời kỳ trước khi con người đốt nhiên liệu hóa thạch quy mô lớn.
Tại cuộc họp báo ngày 9/11 ở Thủ đô Kabul, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Afghanistan khẳng định phái đoàn của chính phủ nước này sẽ tới Baku dự COP29, dự kiến khai mạc ngày 11/11.
Nhiệt độ kỷ lục, các hiện tượng thời tiết cực đoan, ô nhiễm không khí và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm đang đe dọa sức khỏe của con người trên khắp thế giới.
Việc các tập đoàn và quốc gia bù đắp lượng khí thải nhà kính thông qua các dự án chống biến đổi khí hậu ở nước ngoài sẽ thúc đẩy dòng vốn vào các nước nghèo, giúp tăng cường phát triển bền vững.
Hai năm sau thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm bảo vệ thiên nhiên khỏi làn sóng hủy diệt nghiêm trọng, các đại biểu toàn cầu sẽ tập trung tại Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học vào ngày 21/10 tới đây tại Colombia.
Những đợt nắng nóng nguy hiểm đang bao trùm nhiều thành phố ở các châu lục trên thế giới, dấy lên quan ngại về khả năng mùa hè năm nay sẽ ghi nhận những kỷ lục nhiệt độ mới. Đây là hệ quả của tình trạng biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cảnh báo, biến đổi khí hậu, mà biểu hiện là sự nóng lên toàn cầu, làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó nắng nóng xảy ra với tần suất nhiều hơn và khắc nghiệt hơn, với nền nhiệt tăng chưa từng thấy.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 6/6, Trung tâm Khí hậu của Viện Khí tượng Cuba cho biết tháng 5 vừa qua là tháng 5 nóng nhất tại nước này kể từ năm 1951, thời điểm bắt đầu lưu trữ hồ sơ khí tượng địa phương.
Nhân Ngày Môi trường thế giới 5/6, cơ quan giám sát biến đổi khí hậu của EU cho biết, mỗi tháng trong số 12 tháng qua được xếp hạng là nóng nhất trong lịch sử so sánh hàng năm. Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi khẩn cấp hành động nhằm ngăn chặn "địa ngục khí hậu".
Việc thực hiện Hiệp ước Xanh ở châu Âu đang đối mặt nhiều khó khăn do lo ngại về tác động kinh tế và sự phản đối từ một số ngành. Tuy nhiên giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) khẳng định Hiệp ước Xanh vẫn là ưu tiên hàng đầu của khối và liên minh sẽ “linh hoạt trong cách thức thực hiện” hiệp ước này.
Theo Báo cáo Triển vọng Tài nguyên Toàn cầu 2024 của UNEP, mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên trên thế giới - từ thực phẩm đến nhiên liệu hóa thạch, đã tăng gấp ba lần, trung bình hơn 2,3% mỗi năm.
Mức phát thải CO2 từ ngành năng lượng trên phạm vi toàn cầu đã được ghi nhận ở mức cao kỷ lục trong năm 2022, một xu hướng đi ngược lại những cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Trong bản báo cáo khoa học về khí hậu cập nhật, 50 nhà khoa học hàng đầu thế giới đã cảnh báo lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã đạt mức "cao nhất mọi thời đại" và đang đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ngày 17/5 cảnh báo nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên mức kỷ lục trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2027 do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng tự nhiên El Nino xảy ra.
Mục tiêu kiềm chế sự tăng nhiệt của Trái Đất trong giới hạn 1,5 độ C so thời kỳ tiền Cách mạng công nghiệp dường như đang xa tầm với khi lượng khí thải CO2 đang tiến tới mức cao nhất mọi thời đại.
Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay khiến nhiều quốc gia châu Âu rơi vào tình cảnh khốn đốn, song lại có tác dụng tích cực là thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo. Các mô hình năng lượng sạch này giúp giảm phát thải CO2 ra môi trường.
Chủ tịch COP26 nhấn mạnh hội nghị COP27 vẫn chưa thể tiến tới văn kiện cuối cùng, với những nội dung cân bằng và tham vọng về việc giảm nhẹ, thích ứng, hỗ trợ tài chính liên quan biến đổi khí hậu.
Ai Cập và EU sẽ tiếp tục nỗ lực để đạt được tầm nhìn chiến lược chung về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, bên cạnh việc đẩy nhanh thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Ngày 14/11, Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) được tổ chức tại thành phố Sharm el-Sheikh (Ai Cập) đã bước sang tuần làm việc cuối.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 11/11 thông báo nước này cùng Liên minh châu Âu (EU) và Đức đã cam kết chung tay đẩy nhanh các mục tiêu xanh của Ai Cập và hỗ trợ thúc đẩy phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo ở quốc gia Bắc Phi này.
Ngày 11/11, các nước chiếm hơn một nửa nền kinh tế thế giới đã đề ra các bước cụ thể mà họ sẽ thực hiện nhằm đẩy nhanh việc giảm khí thải trong nhiều lĩnh vực sản xuất.
Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 cho biết, nhiệt độ trong tháng 10 tại châu Âu đã ở mức cao kỷ lục, hơn gần 2 độ C so giai đoạn C3S thống kê nhiệt độ từ năm 1991-2020.
Ngày 7/11, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry nhằm thảo luận về hợp tác thực hiện các cam kết về khí hậu cũng như quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.
Kế hoạch của các quốc gia đưa ra tại hội nghị COP27 sẽ phác thảo các quy định, tiêu chuẩn và mức đầu tư để giảm khí methane và cách thức tiến hành để các chiến lược đó phù hợp mục tiêu.
Việt Nam cùng một số nước đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc để yêu cầu ICJ tư vấn về các vấn đề như nghĩa vụ của các nước trong việc gây ra những hệ quả tiêu cực về biến đổi khí hậu.
Theo ước tính của Swiss Re, thế giới có thể thiệt hại tới 7-10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đến giữa thế kỷ này nếu hiện tượng ấm lên toàn cầu vẫn trong tiến trình như hiện tại.
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) nhóm họp tại lâu đài Elmau, thuộc bang Bavaria (Bayern), miền nam Đức, đã nhất trí cùng đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu, đồng thời bảo đảm cho vấn đề an ninh năng lượng.
Sáng 12/5, Bộ Xây dựng và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ký thỏa thuận hợp tác để hỗ trợ các đô thị Việt Nam tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi tác động của biến đổi khí hậu.
Nếu dần thay thế 20% thịt bò và thịt cừu tiêu thụ trên toàn cầu bằng thịt nhân tạo, lượng khí thải CO2 trong nông nghiệp và nạn phá rừng sẽ giảm 50% vào năm 2050. Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố ngày 4/5 trên tạp chí Nature.