Ngày 26/4, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa "Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới" năm 2025. Sự kiện góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong cộng đồng, đồng thời tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, tinh thần tự lực vươn lên của phụ nữ dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.
Ngày 22/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ khởi động dự án “Hỗ trợ các sáng kiến chuyển đổi xanh do phụ nữ dẫn dắt” (PWG), mở ra cơ hội cho các tổ chức, nhóm phụ nữ và cộng đồng địa phương tại Lào Cai, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bạc Liêu đóng góp vào nỗ lực chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của đất nước.
Kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là rào cản lớn khiến phụ nữ sống chung với HIV cũng như phụ nữ bị bạo lực giới khó tiếp cận các dịch vụ y tế và hỗ trợ thiết yếu.
Trong suốt quá trình tham dự khóa họp thứ 58, đoàn Việt Nam đã tích cực tiếp xúc, trao đổi, tham vấn với các đoàn đại diện của các nước, tham gia xây dựng nội dung các văn kiện.
600 phụ nữ nghèo chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi tại tỉnh Lào Cai sẽ được UN Women hỗ trợ 6,5 triệu đồng cho mỗi hộ gia đình để phục hồi sinh kế. Tổng kinh phí để hỗ trợ nhóm đối tượng này là gần 4 tỷ đồng.
Thời gian qua, công tác truyền thông giảm tảo hôn ở vùng sâu, vùng xa đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hiện nay, nhiều địa phương có cách làm hay khi thành lập các câu lạc bộ ngay trong trường học, giúp linh hoạt hình thức tuyên truyền về vấn đề này. “Mưa dầm thấm lâu”, chính các em học sinh sẽ đi đầu, chủ động góp phần chặn đứng nạn tảo hôn ở thôn, bản của mình.
Với tổng kinh phí ước tính hơn 250 triệu yên, dự án viện trợ của Chính phủ Nhật Bản liên kết với tổ chức phi chính phủ được kỳ vọng cung cấp cho học sinh tại 26 trường học ở Hà Giang và Lai Châu có môi trường học tập phù hợp với góc nhìn bình đẳng giới và củng cố kiến thức đúng đắn về sức khỏe và quyền sinh sản.
Hướng đến kỷ niệm 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, 10 năm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), ngày 25/3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn truyền thông liên thế hệ “Phụ nữ và Bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới”.
Tại các thôn, xóm ngoại thành và vùng sâu, vùng xa Hà Nội, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cuộc vận động bình đẳng giới đang tạo chuyển biến rõ nét nhờ cách làm linh hoạt, hiệu quả và sự tham gia tích cực của người dân. Bình đẳng giới không còn chỉ là chính sách mà đã trở thành nhu cầu tự nhiên trong đời sống chốn thôn quê.
Xác định gia đình là nền tảng của xã hội, xây dựng văn hóa gia đình có vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội văn minh, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, thành phố Hà Nội triển khai nhiều hoạt động xây dựng đời sống văn hóa gia đình trong năm 2025.
Ngày 14/3, tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội thảo "Đầu tư vào Kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và tăng trưởng bền vững".
Trong hai ngày 10 và 11/3, tại trụ sở Liên hợp quốc (New York, Hoa Kỳ), đã diễn ra lễ khai mạc và phiên thảo luận chung của Khóa họp thứ 69 của Ủy ban Địa vị phụ nữ của Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên hợp quốc với chủ đề chính là rà soát kết quả 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh 1995 về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
Bình đẳng giới không chỉ là một giá trị đạo đức mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và hòa bình thế giới. Việc thúc đẩy bình đẳng giới không chỉ mang lại lợi ích cho phụ nữ mà còn tạo ra một môi trường tốt hơn cho tất cả mọi người, từ gia đình đến quốc gia và toàn cầu.
Với hơn 27 năm hoạt động tại Việt Nam, Công ty TNHH Olam Việt Nam (ofi Việt Nam) tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới và hỗ trợ cộng đồng. Nhờ những nỗ lực không ngừng, doanh nghiệp đã vinh dự nhận giải thưởng Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ (WEPs) của tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women) và vào Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 (Anphabe).
Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hành động để bảo vệ và thúc đẩy quyền của “phái đẹp”.
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, UN Women kêu gọi các quốc gia tăng cường cam kết, hướng tới một thế giới công bằng và bền vững hơn, trong bối cảnh quyền phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng do xung đột, khủng hoảng toàn cầu và bất bình đẳng gia tăng.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, hôm 7/3, Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức công bố Lộ trình quyền của phụ nữ và trình bày Báo cáo bình đẳng giới năm 2025. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới ở Liên minh châu Âu (EU), đồng thời phản ánh cam kết mạnh mẽ của EU đối với quyền lợi của phụ nữ và trẻ em gái, từ đó tạo dựng một xã hội công bằng và bình đẳng hơn.
Ngày 7/3, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp Cơ quan Liên hợp quốc vì bình đẳng giới và trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội nghị Quốc tế với chủ đề: "Nâng cao năng lực và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực thực thi pháp luật", nhân dịp Ngày quốc tế Phụ nữ (8/3), với sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan thực thi pháp luật, Chính phủ, tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển, nhằm thảo luận và thúc đẩy sự phát triển của nữ Công an nhân dân.
Ngày 7/3, tại Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát huy truyền thống 65 năm - Học viện Phụ nữ Việt Nam đồng hành cùng cán bộ Hội bước vào kỷ nguyên mới”.
Hướng tới Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, một chuỗi hoạt động nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng cường sự tham gia của họ vào các quyết định kinh tế quan trọng đã diễn ra tại Trà Vinh .
Ngày 4/3, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam Caroline Nyamayemombe và Phó Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam Michaela Bauer.
Công tác Tuyên giáo và công tác Nữ công là hai lĩnh vực công tác quan trọng trong hoạt động của tổ chức Công đoàn, góp phần vào việc nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, người lao động; chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động đặc biệt là lao động nữ, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh và tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Ngày 28/2, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024; tập huấn công tác giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và hôn nhân gia đình.
Công tác thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong năm 2024 ghi nhận nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, nhiều chỉ số đã vượt mục tiêu 2025 như tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương năm 2024 trên cả nước đạt hơn 50%, tỷ lệ dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới gần 65%... Các chỉ tiêu còn lại cũng ghi nhận tiến triển tích cực, dần tiệm cận với mục tiêu đề ra.
Bình đẳng giới là nền tảng để xây dựng các mối quan hệ gia đình lành mạnh, dựa trên sự tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Khi các thành viên trong gia đình được đối xử công bằng và có quyền thể hiện bản thân, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, tự tin hơn trong cuộc sống.
Ðà Nẵng đang hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố an toàn - không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Muốn vậy, các cấp, ngành, tổ chức và cá nhân cần nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, nhất là nâng cao nhận thức cộng đồng.
UNFPA và KOICA chính thức khởi động hai dự án nhằm xây dựng Ngôi nhà Ánh Dương và hỗ trợ Ngôi nhà Ánh Dương tại Quảng Ninh khắc phục thiệt hại của bão Yagi. Với kinh phí 5,5 triệu USD từ nguồn tài trợ của KOICA, hai dự án góp phần giúp Việt Nam tăng cường nỗ lực ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là các nhóm yếu thế.
Trung tâm Dịch vụ một cửa nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực trên cơ sở giới tại tỉnh Hòa Bình và các khu vực lân cận, hay còn gọi là Ngôi nhà Ánh Dương đã chính thức được khai trương. Đây là trung tâm thứ năm tại Việt Nam, sau bốn cơ sở khác tại nhiều địa phương.
Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong các quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược bình đẳng giới.
Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ chủ trì thực hiện, là nỗ lực vì bình đẳng giới nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.