“Ðường lối ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của chúng ta không phải “gió chiều nào xoay chiều ấy”, nói như thế là không hiểu. Trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam” là thể hiện sự mềm mại, uyển chuyển, rễ tre cắm sâu bền chắc dưới lòng đất, nên dù gió có thổi thế nào cũng luôn đứng vững, không bao giờ đổ. Ðiều này đúng với tinh thần câu thơ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dẫn: “Thân gầy guộc, lá mong manh/Mà sao nên lũy nên thành tre ơi”, nhà báo lão thành Hà Ðăng, nhà ngoại giao từng có mặt tại Hội nghị Paris về “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” nhận định.
Chiều 24/4, Ủy ban nhân dân huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) cho biết, huyện đang tập trung huy động các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại nhà ở do giông lốc gây ra sớm ổn định cuộc sống, đồng thời dọn dẹp cây cối ngã đổ trên Quốc lộ 24 để bảo đảm an toàn giao thông.
Một cây xà cừ cổ thụ có tuổi đời hơn 60 năm bị quật ngã bởi bão Yagi năm 2024 tại vườn hoa Cổ Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã thực sự “hồi sinh” trong một hình hài khác. Đây là tác phẩm của nhà thiết kế Tia-Thủy Nguyễn với mong muốn đưa công chúng Thủ đô đến gần hơn với mỹ thuật đương đại, cũng như thúc đẩy sự sáng tạo của đội ngũ nghệ sĩ Việt Nam.
Ngày 18/1, nhà chức trách Australia đã ban bố tình trạng thảm họa thiên tai tại một số khu vực miền đông nước này, nơi gió giật đã làm đổ cây, đứt dây điện và khiến hàng chục nghìn hộ gia đình trong tình cảnh mất điện nhiều ngày qua.
Chợ áp ngay bên tường rào đá nhà Sùng. Tường rào đá nhà Sùng đổ nát từ thời còn giặc Cờ đen đến phá, lâu ngày cỏ mọc dây leo, chỉ còn hai cái cổng đá vẫn trơ trơ cùng sương gió. Páo tìm cây sa mộc nơi hò hẹn Seo Say mấy phiên chợ tình các năm trước. Không dấu vết bàn tay, hơi ấm, sợi tóc của Seo Say còn sót lại. Mưa rừng gió núi xóa sạch rồi. Chỉ còn ba nhát chém vào gốc cây đã u sần thành sẹo là ba lần đi chợ tình gặp nhau thôi. Páo buộc ngựa xong, ngồi dựa lưng, mắt lim dim tìm sự sảng khoái trong khi nghỉ ngơi sau một chặng đường ba tiếng đồng hồ theo chân ngựa. Páo nhìn mây cây lê mọc hoang bên hàng rào đá đổ đã bật tung những cánh hoa trắng, cảm thấy dễ chịu và nghĩ ngợi đến giây phút đầu tiên sẽ gặp Seo Say trong phiên chợ tình năm nay.Tác giả: Sương Nguyệt MinhGiọng đọc: Tiến TúLời bình: Nhà văn Võ Thị Xuân HàMinh họa: Họa sĩ Minh MinhThời lượng: 37p25g
Cơn bão số 3 (Yagi) để lại hậu quả nặng nề cho cây xanh Hà Nội, với hàng chục nghìn cây xanh bị gãy, đổ. Nhưng với nỗ lực của các ngành, các địa phương, những hàng cây bị gãy, đổ đã hồi sinh. Cùng với đó, thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai những giải pháp đồng bộ để tạo cảnh quan sạch đẹp, nâng cao chất lượng môi trường.
Bão số 3 gây thiệt hại nặng đến sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng nghìn hộ dân. Thời điểm này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các chủ rừng tích cực thu dọn cây gãy, đổ để chuẩn bị bước vào chu kỳ mới.
Theo Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố có khoảng 7.600 cây xanh cao hơn 20 m trong số hơn 200.000 cây xanh trồng trên hơn 1.200 tuyến đường hình thành lâu năm nhưng thiếu phương tiện, thiết bị kiểm tra, tiềm ẩn nguy cơ gãy đổ, rủi ro khó lường.
Tin từ Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết, trên địa bàn thị xã vừa xảy ra trận lốc xoáy gây hư hại nhiều ngôi nhà của người dân, một số loại cây hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ.
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 10 giờ ngày 29/10, bão số 6 và mưa lũ khiến hơn 318 nhà hư hỏng, tốc mái; 34.201 nhà ngập. Về nông nghiệp: hơn 622 ha hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, hư hại; 2.784 cây xanh đô thị bị gãy đổ; 531 con gia súc, 17.552 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 1.091 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.
Ngày 27/10, do ảnh hưởng của bão số 6, tại tỉnh Quảng Bình xuất hiện mưa to đến rất to kèm gió mạnh trong nhiều giờ liền đã khiến nhiều cây bị gãy đổ. Nước sông Kiến Giang lên rất nhanh, nhiều đoạn đã tràn bờ gây ngập lụt nhà dân.
Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm 26 đến sáng 27/10, tại tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa to, gió lớn, nước ngập cục bộ ở các tuyến đường vùng xung yếu, thấp trũng, nước biển dâng cao. Tình trạng cây đổ, biển quảng cáo gãy, hư hỏng cũng xuất hiện nhiều nơi trong tỉnh.
Ghi nhận của phóng viên, sáng 27/10, tại thành phố Đà Nẵng đã có gió mạnh, kèm mưa khi bão số 6 áp sát khiến hàng loạt cây trên một số tuyến đường ngã đổ, gãy nhánh.
Nước nổi từ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường dâng cao uy hiếp trực tiếp các vườn cây ăn trái có đê bao chưa kiên cố của tỉnh Tiền Giang. Trước tình hình nêu trên, ngành nông nghiệp liên tục cảnh báo và địa phương cùng người dân cũng chủ động để kịp thời ứng phó.
Theo kế hoạch, thành phố Hà Nội khẩn trương tìm phương án "cứu" cây xanh bị gãy đổ do siêu bão Yagi (bão số 3). Đáng chú ý, trong số này có 35 cây xanh mang tính quý, lịch sử. Cơ quan chức năng đã cứu được 33 cây, 2 cây bị đổ thân toác sâu xuống gốc nên không thể cứu.
“Siêu bão” Yagi quét qua Hà Nội khiến hơn 40 nghìn cây xanh gãy đổ, trong đó có nhiều cây cổ thụ, cây quý hiếm, mang giá trị văn hóa lịch sử đã được vun đắp qua hàng trăm năm. Tái thiết cây xanh đang là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần là trồng lại mà phải có chiến lược quản lý để bảo tồn và phát triển hệ thống công viên cây xanh, cảnh quan Hà Nội một cách bền vững.
Lời tòa soạn: Hiện tượng cây gãy, đổ hàng loạt do mưa bão, thậm chí cả trong thời tiết bình thường ở đô thị cho thấy nghịch lý trong cách mà con người đã và đang ứng xử: Coi cây là yếu tố quan trọng tạo nên đời sống văn minh đô thị, làm tròn đầy đời sống tinh thần con người, nhưng lại tùy tiện trong trồng trọt, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
Sau bão số 3, theo thống kê, chỉ riêng tại Hà Nội đã có tới 40.000 cây xanh gãy đổ, trong đó có tới 11.756 cây do thành phố quản lý. Hà Nội cũng đang khẩn trương lên kế hoạch “cứu” hơn 4.000 cây… còn khả năng phục hồi.
Do sự tàn phá của bão số 3, nhiều cây trên các núi đá vôi trên Vịnh Hạ Long bị đổ gãy, chết, tạo các cành, lá khô, dẫn đến nguy cơ cháy thảm thực vật rất cao, nhất là vào mùa hanh khô đang tới.
Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống cây xanh tại Hà Nội. Theo thống kê đầy đủ, toàn thành phố có hơn 40 nghìn cây bị gãy, đổ. Ngay sau khi bão tan, thành phố Hà Nội đã tập trung xử lý, dọn dẹp cây xanh và khẩn trương trồng lại, trồng mới những cây không thể hồi sinh. Đến nay phần lớn những cây đổ đã được trồng lại.
Ở bản La khi làm nhà sàn người ta luôn chọn một cây gỗ thật to, đục đẽo cho thật đẹp, đến ngày dựng nhà thì chôn phần chân ngập xuống đất để làm cột trụ...Mẹ mất ngay trong cái ngày đẻ con Lén.Phá thì quanh năm đau ốm chẳng làm được việc gì nặng. Lún mới lên mười nhưng phải chuyển vào buồng giữa, chỗ có cây cột lớn giữa ngôi nhà mà phá mẹ cất khi mới lấy nhau.Phá bảo "Từ giờ mày là cột cái trong nhà, phải ở buồng đó. Cột cái nghiêng thì nhà đổ. Cột cái vững thì nhà yên".
Thành phố Hồ Chí Minh đang trong cao điểm mùa mưa, lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Trong điều kiện đó, tình trạng cây xanh ngã đổ diễn ra ngày càng phổ biến gây nhiều vụ tai nạn, thiệt hại về người và tài sản.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão, nhiều diện tích lúa mùa, hoa màu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bị gẫy, đổ, ngập úng... gây thiệt hại lớn cho người dân.
Khoảng 13 giờ 45 phút ngày 20/9, tại địa chỉ 97B, đường Nguyễn Du (gần giao lộ Nguyễn Du - Huyền Trân Công Chúa - Thủ Khoa Huân), quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, một gốc me bất ngờ ngã đổ đè lên nhiều xe máy đang đậu trên vỉa hè.
Trên đường đi làm vườn, 3 người trong gia đình tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đi cùng xe máy, bất ngờ bị cây rừng ngã đổ đè trúng làm 2 mẹ con thương vong.
Tranh thủ thời tiết nắng ráo, những ngày này nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội đang khẩn trương thực hiện các biện pháp tiêu úng đối với diện tích bị ngập; phục dựng diện tích cây trồng bị gãy đổ và thu hoạch nhanh gọn các trà lúa sớm, không để hạt lúa ngâm nước dài ngày.
Dự báo, khoảng chiều nay (19/9), bão số 4 sẽ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10-11. Người dân cần đề phòng xuất hiện các ổ mây dông mạnh phía trước hoàn lưu bão. Trong điều kiện thời tiết xảy ra mưa dông mạnh, hệ quả đi kèm với nó là cây xanh gãy đổ, các mái tôn, biển hiệu quảng cáo có thể bị thổi bay trong không khí.
Những vụ cây xanh gãy đổ làm bị thương, thậm chí là chết người trên các đường phố TP Hồ Chí Minh vào mùa mưa bão ngày càng trở nên nghiêm trọng, báo động đỏ về an toàn cây xanh đô thị.
Bão số 3 khiến hàng chục nghìn cây xanh trên địa bàn Thủ đô bị gãy, đổ. Để kịp thời cùng hệ thống chính trị khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, tuổi trẻ Thủ đô đã đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, góp phần trả lại vẻ đẹp của phố phường Hà Nội.