Càng gần đến Tết Nguyên đán 2025, tình hình ùn tắc giao thông tại Hà Nội càng diễn biến phức tạp. Để hạn chế tình trạng này, cơ quan chức năng thành phố cần thực hiện các biện pháp trước mắt kết hợp với giải pháp căn cơ, lâu dài. Thời điểm đầu năm 2024, toàn thành phố có 33 điểm ùn tắc trong giờ cao điểm. Trong năm, các cơ quan chức năng đã xử lý được 13/33 điểm, nhưng lại phát sinh 16 điểm, nâng tổng số thành 36 điểm ùn tắc. Nhiều tuyến đường, nút giao thông có mật độ phương tiện tham gia lớn, nhất là vào khung giờ cao điểm.
Đường mới, cầu mới, nhưng chỉ sau một trận mưa to là xảy ra ngập úng. Đó là thực trạng của cầu Vĩnh Tuy 2 và một số đoạn của đường vành đai 2 trên cao tại Hà Nội. Trong đó, cầu Vĩnh Tuy 2 được khánh thành và đưa vào sử dụng cuối tháng 8/2023, rất mới, rất đẹp, nhưng vì rác thải quá nhiều mà không có đơn vị dọn dẹp thường xuyên, nên rác bịt hết các cống thoát nước, dẫn đến úng ngập mỗi khi mưa to, gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông qua cầu.
Sau hơn một năm thông xe, đưa vào khai thác, tuyến đường vành đai 2 trên cao đã góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên do công tác bảo đảm vệ sinh môi trường chưa được tiến hành thường xuyên, dẫn đến tình trạng rác, ni-lông bít hệ thống thoát nước, ngập úng trên mặt đường khi có mưa lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa có văn bản số 2795/SGTVT-KHTC yêu cầu kiểm tra xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời các tồn tại liên quan đến việc thoát nước mặt cầu Vĩnh Tuy 2 thuộc dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn 2.
Câu chuyện đi xuyên đêm mong thoát cảnh ùn tắc của nhiều người dân Hà Nội trước, trong và sau những ngày lễ Tết tưởng như là giải pháp tình thế thông minh, nhưng nó đã trở nên phản tác dụng khi quá nhiều chủ phương tiện lựa chọn phương án này.
Ngày 5/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương. Cùng dự tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị.
Bằng nhiều giải pháp cụ thể, nhất là sự chủ động và quyết liệt từ việc lên kế hoạch đến triển khai trên thực tế, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đã thực hiện hiệu quả công tác giải ngân vốn đầu tư công, từng bước xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông của Thủ đô.
Thành phố Hà Nội vừa khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, tăng đáng kể năng lực giao thông kết nối giữa hai quận Long Biên-Hoàng Mai, giúp giao thông từ các tỉnh phía bắc và đông bắc vào nội đô trở nên thuận lợi hơn.
Sau ngày thông xe, trong sáng hôm nay 31/8, lưu lượng giao thông tại Cầu Vĩnh Tuy 2 ghi nhận khá thông thoáng, người dân đi lại từ 2 quận Long Biên và Hai Bà Trưng qua cầu di chuyển nhanh chóng và thuận lợi.
Xuất hiện thêm bão Haikui khiến quỹ đạo bão Saola trở nên khó lường; Bộ Y tế chấn chỉnh cơ sở khám chữa bệnh để người dân bức xúc, có dư luận không tốt; Sáng nay, Hà Nội tổ chức khánh thành cầu Vĩnh Tuy 2; Nga sẽ cử Bộ trưởng Ngoại giao tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nằm phía hạ lưu sông Hồng, song song với cầu giai đoạn 1, với hình dáng tương tự cầu giai đoạn 1. Công trình được khởi công vào tháng 1/2021. Dự kiến, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 vào sáng 30/8/2023.
Sau gần 3 năm thi công, cầu Vĩnh Tuy 2 sắp được khánh thành trong thời gian tới. Người dân Thủ đô tranh thủ lên cầu vừa tập thể dục vừa ngắm cầu vào buổi sáng sớm.
TP Hồ Chí Minh sẽ bắn pháo hoa chào mừng Quốc khánh 2/9; Hà Nội sẽ khánh thành cầu Vĩnh Tuy 2 vào ngày 30/8; Tiếp tục các phiên đấu giá biển số xe ô tô trong tháng 9; Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ gặp nhau trong tháng 9
Khởi công vào tháng 1/2021, tính đến thời điểm này, công trình cầu Vĩnh Tuy 2 đã hoàn thành gần hết các hạng mục thi công để kịp trước ngày nghiệm thu cuối tháng 8/2023. Khe co giãn cuối cùng của cầu đã được lắp đặt. Các công đoạn như sơn, nối cáp điện chiếu sáng, trang trí cây xanh cũng đang được khẩn trương hoàn thiện.
Long Biên là một trong những quận có hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống đường giao thông đồng bộ, hiện đại nhất của Thủ đô. Tuy nhiên, hệ thống hồ điều hòa, tiêu thoát nước lại chưa phát triển tương xứng. Ðáng chú ý nút giao Cổ Linh-Ðàm Quang Trung ở khu vực đầu cầu Vĩnh Tuy gần đây thường xuyên xảy ra ngập lụt khi mưa lớn.
Những ngày này, bất chấp cái nắng đầu hè đã bắt đầu oi ả, hàng trăm công nhân vẫn đang ngày đêm làm 3 ca liên tục trên dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 để trước ngày 10/6/2023 sẽ hoàn thành toàn bộ 8 khối hợp long kết nối 2 bờ sông.
Sang năm 2023, tuy công tác giải ngân đầu tư công (ĐTC) đã có sự cải thiện, song vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn nhất định khi gặp phải những rào cản chưa thể dỡ bỏ ngay được. Đơn cử như công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), hay do thiếu những quy định cụ thể dẫn đến nảy sinh tâm lý "sợ trách nhiệm", sợ sai của một số cán bộ, người đứng đầu khiến tiến độ giải ngân chậm trễ và hiệu quả của ĐTC giảm đi.
Nhờ thuận lợi về mặt bằng cũng như biện pháp thi công hiệu quả, nhiều dự án trọng điểm của Hà Nội đã bảo đảm tiến độ, gấp rút về đích trong năm 2022. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn những dự án đang triển khai rất chậm do nhiều vướng mắc, đòi hỏi các cấp, các ngành phải vào cuộc trách nhiệm, quyết liệt hơn.
Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, các nhà thầu thi công dự án cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2) tập trung máy móc thiết bị, nhân lực thi công, phấn đấu đưa công trình “về đích” vào tháng 6/2023 theo đúng cam kết với thành phố Hà Nội. Khi hoàn thành, đưa vào khai thác, công trình sẽ giúp tăng năng lực lưu thông hai bên bờ sông Hồng, giảm ùn tắc, quá tải giữa trung tâm thành phố với khu vực phía bắc.
Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (cầu Vĩnh Tuy 2) là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội. Sau hơn 1 năm thi công toàn dự án và 6 tháng triển khai gói thầu phức tạp nhất, cầu Vĩnh Tuy 2 đã dần thành hình, hứa hẹn sớm đạt tiến độ thông xe.
Nhiều năm nay, tình trạng giá đất tăng ở vùng ven các thành phố lớn vẫn âm thầm diễn ra, nhưng hai năm qua trở nên bất thường khi xuất hiện các xu hướng mới. Hiện tượng này chủ yếu diễn ra ở những nơi nằm trong diện quy hoạch hoặc ở các địa phương có xu hướng phát triển thành quận.
Những ngày này, trên công trường cầu Vĩnh Tuy 2 hầu như lúc nào cũng hối hả cả ngày lẫn đêm. Thiết bị, máy móc cùng hàng trăm công nhân đang được huy động để bảo đảm tiến độ đề ra.
Thi công trong điều kiện nhiều khó khăn, nhưng bằng nhiều giải pháp linh hoạt, Hà Nội vẫn tập trung bảo đảm tiến độ các dự án giao thông trọng điểm. Bên cạnh đó, dự án đầu tư xây dựng tuyến vành đai 4 cũng đang được rốt ráo triển khai để nâng cao năng lực hạ tầng giao thông Thủ đô.
Năm nay, hầu hết các hoạt động kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2021) của thành phố Hà Nội được chuyển sang hình thức trực tuyến kết hợp với trực tiếp để bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19. Tuy vậy, không khí náo nức, phấn chấn vẫn lan tỏa ở Thủ đô, khi thành phố đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, nhịp sống sôi động của một trung tâm kinh tế lớn đã trở lại trên địa bàn thành phố.
Là công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội nên cầu Vĩnh Tuy giai đoạn hai là 1 trong 6 công trình giao thông được thành phố cho phép thi công trong thời gian giãn cách để bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Trong những năm qua, TP Hà Nội đã huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển du lịch, đưa Thủ đô trở thành một trung tâm kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Thời gian tới, thành phố tiếp tục khơi mở các tiềm năng để phát triển nhanh và bền vững hơn nữa.