Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày, nhưng tại hàng loạt dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia, công trường vẫn rền vang tiếng máy. Hàng nghìn cán bộ, kỹ sư và công nhân cùng thiết bị máy móc được huy động làm “3 ca, 4 kíp”, thi công xuyên lễ, không có khái niệm ngày nghỉ.
Ngày 29/4, tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ động thổ dự án thành phần 1 cao tốc bắc-nam phía tây, đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước) được đầu tư theo phương thức đối tác công tư và tiến trình đầu tư trước năm 2030.
Ngày 29/4, Tập đoàn Đèo Cả cho biết, hầm số 3 trên đoạn tuyến cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, dài hơn 3.200m, là hầm dài nhất trên tuyến cao tốc bắc-nam, đã chính thức được đào thông nhánh hầm phải (hướng bắc-nam), vượt tiến độ 6 tháng.
Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại trong dịp lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2025, Cục Đường bộ Việt Nam đã cung cấp thông tin vị trí các trạm dừng nghỉ, trạm tạm trên các đoạn tuyến cao tốc bắc-nam phía đông đã đưa vào khai thác nhằm phục vụ nhu cầu đi lại người dân.
Đến năm 2025, 100% tuyến đường cao tốc phải được vận hành bằng hệ thống giao thông thông minh, mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra trong Đề án quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý vận tải. Nhưng khi đường cao tốc sắp hoàn thành mà hệ thống giao thông thông minh vẫn “trễ nhịp”, nguy cơ tụt hậu ngay trên chính tuyến đường hiện đại nhất là có thật.
Chiều 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, kiểm tra tiến độ thi công dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Cần Thơ-Cà Mau thuộc Dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông (2021-2025).
Dự án thành phần, đoạn từ Cần Thơ-Hậu Giang, thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025 cắt ngang bãi rác số 8, thuộc phường Ba Láng, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ buộc phải di dời bãi rác để triển khai thi công dự án. Tuy nhiên, khối lượng rác sau di dời đến nay chưa được xử lý, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống của người dân.
Ngày 19/4, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp tỉnh Khánh Hòa và Ban Quản lý Dự án 7 tổ chức Lễ Khánh thành, đưa vào khai thác 70,35km Dự án thành phần đoạn Vân Phong-Nha Trang, thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc-nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Ngày 19/4, tại nút giao Mai Sơn giao với đường cao tốc bắc-nam thuộc địa phận xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ khởi công Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình.
Sáng 19/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đã dự Lễ thông xe kỹ thuật tuyến cao tốc bắc-nam đoạn qua Hà Tĩnh ở điểm cầu Hà Tĩnh diễn ra ở nút giao QL8A (Km479+300) thuộc xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ.
Ngày 19/4, Bộ Xây dựng phối hợp với tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án thành phần cao tốc bắc-nam phía đông đoạn Bùng-Vạn Ninh. Đây là 1 trong 5 công trình trọng điểm trong cả nước chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền nam (30/4/1975 - 30/4/2025).
Cùng với cả nước, sáng 19/4, tỉnh Bình Phước tổ chức khởi công 2 dự án thành phần: xây dựng đường gom, cầu vượt và bồi thường, tái định cư thuộc dự án tuyến cao tốc bắc-nam phía tây đoạn Gia Nghĩa-Chơn Thành (cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành). Sự kiện được kết nối truyền hình trực tiếp toàn quốc, chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Ba dự án thành phần cao tốc bắc-nam phía đông, giai đoạn 2021-2025 đoạn qua Hà Tĩnh là Bãi Vọt-Hàm Nghi, Hàm Nghi-Vũng Áng và Bùng-Vạn Ninh đang được các nhà thầu tổ chức thi công tập trung với nỗ lực cao nhất về tăng ca, tăng kíp, thi công xuyên đêm đẩy nhanh tiến độ là 1 trong 5 dự án giao thông hoàn thành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam (30/4/1975-30/2025).
Theo Bộ Xây dựng, Dự án thành phần xây dựng cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, đoạn Bùng - Vạn Ninh là một trong 5 dự án thành phần nằm trong các công trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam (30/4/1975-30/4/2025) được chính thức thông xe vào ngày 19/4/2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vượt tiến độ 6 tháng so với kế hoạch.
Đường sắt Việt Nam đang đứng trước thời khắc lịch sử. Từ những quyết sách chiến lược, các dự án trọng điểm như tuyến cao tốc Bắc - Nam, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và M etro đô thị sẽ đưa đường sắt trở lại vị thế chủ đạo. Đây không chỉ là sự đầu tư hạ tầng, mà còn là bước ngoặt để làm chủ công nghệ, phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại, tạo động lực tăng trưởng bền vững cho đất nước.
Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ danh sách 5 dự án giao thông trọng điểm dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Theo đó, có 4 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông (giai đoạn 2021-2025) và 1 dự án đường bộ cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.
Ban Quản lý dự án 85 vừa trình Bộ Xây dựng báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng hầm Cù Mông và đường dẫn hai đầu hầm thuộc tuyến đường cao tốc bắc-nam phía đông, sơ bộ tổng mức đầu tư hầm Cù Mông và đường dẫn hai đầu hầm là 1.299,7 tỷ đồng, bằng nguồn vốn đầu tư công.
Ngày 27/3, tại buổi họp báo thường kỳ do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng đã thông tin về tiến độ dự án đường bộ cao tốc bắc-nam đi qua địa phương, trong đó cho biết, hiện đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư xây dựng 2 trạm dừng trên tuyến cao tốc này.
Ngày 27/3, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đã có công điện yêu cầu các đơn vị, cơ quan liên quan nhanh chóng khắc phục, sửa chữa dứt điểm hư hỏng, khiếm khuyết tại dự án đường cao tốc bắc-nam, đoạn bắc hầm Tam Điệp-Diễn Châu và đoạn Cam Lộ-La Sơn.
Ngày 17/3, thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết, cơ quan này đã gửi văn bản yêu cầu các Ban Quản lý dự án trực thuộc đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống giám sát điều hành giao thông thông minh (ITS) của các dự án thành phần thuộc các Dự án cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2025.
Khởi công ngày 1/1/2023 và chỉ sau khoảng 15 tháng "tăng ca, tăng kíp", "vượt nắng, thắng mưa" trong thực hiện, Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đoạn qua tỉnh Quảng Bình với tổng chiều dài gần 125km đã dần hình thành, dự kiến cơ bản hoàn thành tuyến chính để thông xe vào ngày 30/6 tới.
Ngày 9/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cùng các thành viên Đoàn công tác số 2 của Chính phủ đã đi kiểm tra thực địa tình hình, tiến độ thi công các dự án thành phần cao tốc bắc-nam đoạn Bãi Vọt-Hàm Nghi, Hàm Nghi-Vũng Áng, Vũng Áng-Bùng.
Ngày 7/3, tại tỉnh Ninh Bình đã diễn ra Lễ khởi công dự án mở rộng tuyến đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông đoạn Cao Bồ-Mai Sơn. Đây là 1 trong 5 dự án được Thủ tướng chính phủ giao bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương 2021-2025.
Theo kế hoạch, Ban Ðiều hành quản lý dự án đường cao tốc Vũng Áng-Bùng (Ban Quản lý Dự án 6) thuộc Bộ Giao thông vận tải, sẽ hoàn thành toàn bộ các hạng mục của Dự án thành phần đoạn Vũng Áng-Bùng (thuộc Dự án xây dựng công trình đường cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025) vào ngày 30/6/2025.
Chiều 18/2, Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (UTH) và Trường Đại học Giao thông Bắc Kinh (Trung Quốc) phối hợp tổ chức chuyên đề khoa học “Đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị tại Việt Nam”.
Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức-Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc bắc-nam, có tổng chiều dài 57,8km, đi qua tỉnh Long An, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Sau 10 năm kể từ ngày khởi công, tuyến cao tốc vẫn chưa hoàn thành do gặp nhiều vướng mắc. Đến nay các khó khăn đã được tháo gỡ, dự án đang được đẩy nhanh tiến độ để thông xe toàn tuyến.
Mùa xuân mới đang về. Ở các khu tái định cư dự án đường bộ cao tốc bắc-nam qua tỉnh Quảng Bình, người dân dần ổn định đời sống và đang hân hoan chào đón xuân Ất Tỵ 2025. Đến với bà con những ngày áp Tết, không khí nơi đây càng thêm rạo rực khi nhiều người lần đầu đón Tết ở làng mới và trong những ngồi nhà tiền tỷ như biệt thự tọa lạc ở các vùng có địa hình và cảnh quan đẹp, giao thông thuận lợi.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc đang quan tâm, kỳ vọng có thể tham gia vào một số lĩnh vực Chính phủ Việt Nam chuẩn bị đầu tư như đường sắt cao tốc bắc - nam, đường sắt đô thị, điện hạt nhân, điện khí… Nếu triển vọng này tích cực, số vốn đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ lên mức kỷ lục.
Trong dịp Tết Nguyên đán 2025, nhằm giải quyết nhu cầu thiết yếu của người dân khi tham gia giao thông, Cục Đường cao tốc Việt Nam đã chỉ đạo các ban quản lý dự án, phối hợp nhà đầu tư và đơn vị liên quan tiếp quản các trạm dừng nghỉ tạm trước đây và bổ sung các trạm dừng nghỉ tạm mới để phục vụ người dân và phương tiện”, ông Nguyễn Quang Giang, Phó Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) khẳng định.
Đón xuân mới ở các khu tái định cư xây dựng đường bộ cao tốc bắc-nam đoạn qua Hà Tĩnh, người dân đầy rạng rỡ, lạc quan. Từ khi chủ động "nhường đất" cho dự án trọng điểm quốc gia, họ thêm lần nữa nhận thấy quyết định đúng đắn của mình khi khởi đầu cuộc sống mới, an cư, lạc nghiệp.