Chiều 6/5, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Trần Văn Sơn. Tại họp báo, lãnh đạo một số bộ, ngành đã trả lời câu hỏi của các phóng viên liên quan các vụ việc đang được dư luận xã hội quan tâm.
Tình trạng hàng giả, thực phẩm kém chất lượng đang ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, việc chuyển đổi số trong quản lý sản phẩm, nhất là ứng dụng truy xuất nguồn gốc qua mã QR, là yêu cầu cấp thiết nhằm minh bạch thông tin và tăng cường giám sát thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá ổ nhóm bán thuốc nam giả nhãn hiệu Kháu Vài Lèng, Đại Tràng HG qua mạng xã hội, thu giữ gần 3 tấn sản phẩm. Các đối tượng cất giấu hàng hóa tại bưu cục giao hàng nhằm thuận tiện trong việc bán hàng giả.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), con đường tiêu thụ, phân phối các thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm giả rất khác nhau, bao gồm thông qua mạng xã hội, thị trường truyền thống, đến đưa vào các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, trường học… với ưu thế giá rẻ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam ba đối tượng: Nguyễn Văn Thủy, Phạm Thu Thảo và Nguyễn Hoàng Sơn về hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật”.
Ngày 25/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh (Phòng Cảnh sát kinh tế) đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Thu Thảo, sinh năm 1991, trú tại phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; Nguyễn Văn Thủy, sinh năm 1994, hộ khẩu xã thôn Bãi Sim, xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và Nguyễn Hoàng Sơn, sinh năm 2001, hộ khẩu thôn Trúc Cầu, xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật” quy định tại khoản 2, Điều 195 Bộ luật Hình sự.
Dự kiến, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 5 và thông qua vào cuối năm nay. Trong bối cảnh các vụ hàng giả nghiêm trọng vừa được phát hiện, hay những vụ việc người nổi tiếng, nghệ sĩ quảng cáo cho những sản phẩm không bảo đảm chất lượng, hoặc quảng cáo quá khác biệt so với hàng hóa thật gây bức xúc dư luận, việc sửa đổi luật thu hút sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo người dân không nên sử dụng 2 sản phẩm ăn ngon Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech sản xuất do nghi là hàng giả.
Sau khi nhận được công văn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đề nghị các đơn vị rà soát, kiểm tra và phối hợp cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường.
Sau khi nhận được công văn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đề nghị các đơn vị rà soát, kiểm tra và phối hợp cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột là hàng giả về chất lượng và đang tiếp tục điều tra 72 sản phẩm khác từ Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood. Đáng chú ý, cơ quan chức năng cảnh báo mạnh mẽ về tình trạng người nổi tiếng tham gia quảng cáo sai sự thật, đồng thời khẳng định sẽ xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bản tin cập nhật những vấn đề thời sự nổi bật: Ủy ban thường vụ Quốc hội thống nhất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8%; Thủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện; Danh sách 12 loại sữa được xác định là hàng giả; Giá vàng giảm sâu, Đô-la Mỹ lập đỉnh, chứng khoán bật tăng; Những lưu ý khi đi xem lễ diễu binh, diễu hành dịp 30/4 tại TP Hồ Chí Minh; Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông đặc biệt chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
Bộ Công an mới đây đã công bố tên 12 loại sữa bột giả do Rance Pharma, Hacofood sản xuất và 72 loại khác đang được xác minh, đồng thời khuyến cáo người dân không sử dụng các sản phẩm này.
Ngày 10/4/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt nhiều đối tượng trong đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, thu giữ 84 loại sản phẩm sữa bột và hơn 26.000 lon sữa.
Ngày 18/4, Bộ Công thương ban hành Công điện hỏa tốc yêu cầu các địa phương siết chặt kiểm tra thị trường, đặc biệt với sản phẩm sữa, thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Không phải đến những ngày gần đây, khi vụ việc gần 600 mặt hàng sữa giả bị công an phát hiện, xử lý thì vai trò “tiếp tay” tiêu thụ của những người nổi tiếng qua hoạt động quảng cáo lại bị dư luận lên án gay gắt. Trước đó, đã có không ít những lùm xùm về hoạt động này, làm đổ vỡ tình cảm và niềm tin của công chúng đối với họ.
Ngày 18/4, Bộ Công thương có công điện hỏa tốc gửi Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Ủy ban nhân dân, Sở Công thương các địa phương về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Những ngày qua, vụ việc gần 600 loại sữa bột bị làm giả với quy mô lớn vừa bị lực lượng chức năng phát hiện và triệt phá đã gây chấn động dư luận. Theo cơ quan điều tra, các đối tượng lập nhiều công ty "ma" để sản xuất và phân phối hàng giả, chủ yếu là các loại sữa dinh dưỡng dành cho trẻ em, người già, người ốm và phụ nữ mang thai ...
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Công điện gửi các Bộ trưởng: Công an, Y tế, Công thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Mặc dù chúng ta đã có Luật Bảo vệ Người tiêu dùng, Hội Bảo vệ Người tiêu dùng, tuy nhiên, khi quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng bị xâm hại thì tiếng nói của Hội Bảo vệ Người tiêu dùng vẫn chưa đủ mạnh. Chính vì thế, hàng giả, hàng nhái vẫn tràn lan trên thị trường. Vụ việc gần 600 loại sữa được sản xuất giả nhắm đến người bệnh, phụ nữ mang thai và trẻ em vừa bị lực lượng Công an triệt phá là thí dụ.
Trong thời đại số hóa và truyền thông phát triển mạnh mẽ, nghệ sĩ không chỉ gắn với các hoạt động nghệ thuật mà còn trở thành “gương mặt thương hiệu” quảng cáo cho nhiều thương hiệu, sản phẩm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, niềm tin của công chúng dành cho người nổi tiếng đã bị trục lợi khi họ quảng cáo cho các sản phẩm kém chất lượng, thậm chí là hàng giả.
Ngày 16/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh vừa phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ, khởi tố 14 bị can về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.
Trong gần 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá có cả sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai.
Sau khi Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, Hiệp hội sữa Việt Nam đã có công văn gửi 4 bộ: Công an, Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Môi trường đề nghị tăng cường phòng, chống sản phẩm sữa giả.
Trong thời gian gần đây, hàng loạt đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn bị phát hiện và triệt phá, phản ánh thực trạng đáng báo động về mức độ phổ biến và nguy hiểm của nạn sữa giả tại Việt Nam. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại kinh tế, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.
Bộ Công an đề xuất bổ sung 27 tội danh dù chuẩn bị phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó có hiếp dâm, mua bán người, cướp giật tài sản, sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…
Với việc nền kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường trong nước đã và đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các hoạt động thương mại.
Hằng "du mục" và Quang Linh Vlog là 2 trong 5 bị can vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố bị can do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại điều 193 và điều 198 Bộ luật hình sự.
Hằng "du mục" và Quang Linh Vlog là 2 trong 5 bị can vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố bị can do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại điều 193 và điều 198 Bộ luật hình sự.
Ngày 26/3, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, từ 25/2 đến 25/3, có 24 ngân hàng thương mại trong nước điều chỉnh giảm lãi suất với mức giảm từ 0,1-1.05%/năm tùy theo từng kỳ hạn. Đáng chú ý, có ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất đến 7 lần trong khoảng thời gian này.