Sau 50 năm thống nhất, Việt Nam đứng trước cơ hội khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Trong cuộc trò chuyện với Báo Nhân Dân, Anh hùng Lao động Thái Hương, Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH, chia sẻ hành trình khởi nghiệp đầy thử thách, từ xây dựng thương hiệu sữa sạch đến khát vọng về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và sứ mệnh “Vì tầm vóc Việt”.
Chiều 18/4, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED Communication) phối hợp Tổ chức phi lợi nhuận Visible Impact (Đức), đã tổ chức hội thảo trực tuyến về ESG Marcom. Đây là sự kiện bên lề hoạt động của giải thưởng Marketing cho phát triển bền vững “Marketing for Development” (M4DA) lần thứ 4.
Hàng năm, vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 26 triệu tấn rơm rạ. Thế nhưng chỉ có khoảng 20%-30% số rơm rạ được thu hồi để làm nấm rơm, thức ăn chăn nuôi, đệm lót vận chuyển trái cây… 70% còn lại vẫn bị đốt bỏ hoặc vùi vào ruộng gây lãng phí và gia tăng phát thải khí nhà kính.
Hoạt động sản xuất, tái chế sản phẩm là một ngành kinh tế tuần hoàn có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam; được xem là "chìa khóa" quan trọng để biến chất thải rắn thành nguồn lực phát triển kinh tế xanh bền vững. Tuy nhiên, đến nay nước ta vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về kinh tế tuần hoàn; gây nhiều khó khăn cho hoạt động trong lĩnh vực này.
Những người thu gom phế liệu, phần lớn là phụ nữ, hiện diện trên mọi nẻo đường đô thị, đóng vai trò những mắt xích trong chuỗi giá trị tái chế và nền kinh tế tuần hoàn. Câu chuyện của họ vừa được khắc họa trong triển lãm “Đồng nát, ve chai và tương lai rác thải nhựa” tại Hà Nội, thúc đẩy nhận thức và hành động vì môi trường sống tốt đẹp hơn.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong tư duy quản lý chất thải. Thay vì chỉ coi chất thải là gánh nặng, Luật coi chất thải là tài nguyên - một nguồn nguyên liệu đầu vào cho nền kinh tế tuần hoàn.
Kinh nghiệm của Bỉ trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn hiệu quả, bền vững và đồng bộ sẽ là bài học quý báu, góp phần khơi mở những cơ hội hợp tác, chuyển giao công nghệ, chia sẻ chính sách và mô hình tiên tiến, từ đó thúc đẩy Việt Nam nâng cao năng lực quản lý và tái chế chất thải rắn theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường và phù hợp với xu thế phát triển bền vững.
Bước vào kỷ nguyên mới, công nghệ, số hóa được xác định là động lực bứt phá của đất nước, gắn với phát triển bền vững và kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Trong bối cảnh ấy, gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, dân tộc trở thành sứ mệnh của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp. Văn hóa của mỗi tổ chức cũng góp phần trong hành trình đó.
Nông nghiệp tuần hoàn là hệ thống sản xuất theo chu trình khép kín, giúp sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả. Các mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đều hướng đến "giảm chi phí, giảm thất thoát, giảm phát thải" và "tăng năng suất lao động, tiết kiệm và nâng cao hiệu suất sử dụng vật tư đầu vào" tạo sản phẩm xanh, sạch, phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.
LTS - Hưởng ứng chủ trương của Việt Nam về phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, ngày 15/3/2025, Báo Nhân Dân chính thức ra mắt chuyên mục Hành trình Net Zero. Chuyên mục tập trung phản ánh các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước về tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, kinh tế tuần hoàn, các mô hình tiên phong, công nghệ đột phá và những thách thức, rào cản cần tháo gỡ để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Hành trình Net Zero góp phần định hướng, cổ vũ sự chung tay của toàn xã hội nhằm xây dựng một Việt Nam xanh và phát triển bền vững.
Tại cuộc đối thoại cấp cao giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các doanh nghiệp châu Âu, mới đây, ông Wietse Mutters, Tổng Giám đốc Điều hành Heineken Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của Việt Nam đối với chiến lược tăng trưởng và phát triển của Heineken. Ông đồng thời đề xuất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững, kiến tạo môi trường kinh doanh ổn định, để Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2017 đến nay, thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển hơn 20%/năm, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 16%, các sản phẩm, dịch vụ liên quan lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các dự án xanh, năng lượng tái tạo hay công nghệ sạch,… được dự báo nhiều khả năng sẽ được các ngân hàng thương mại “tung” ra cho vay ngay từ các tháng đầu năm.
Ủy ban nhân dân hai tỉnh Bà RịaVũng Tàu, Bình Phước vừa ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030” (theo Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ) trên địa bàn.
Là một trong những đại diện doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững Việt Nam, Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa (TTC AgriS, HoSE: SBT) đặt trọng tâm vào việc tăng cường hiện diện tại các thị trường quốc tế thông qua chiến lược hợp tác đa phương, xây dựng nền tảng kết nối thương mại quốc tế nhằm giải quyết các thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và thực hành nông nghiệp có trách nhiệm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 17/CĐ-TTg ngày 20/2/2025 về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh châu Âu.
Trong bối cảnh mới, việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn là cơ hội để Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến sự phát triển bền vững. Sự chuyển đổi không chỉ giúp thành phố đạt được những mục tiêu tăng trưởng xanh, mà còn tạo tiền đề thu hút đầu tư xanh từ các tập đoàn lớn trên thế giới.
Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035. Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch nhằm hình thành hệ thống cơ cấu sản xuất, tiêu dùng bền vững, sử dụng hiệu quả giá trị tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa nguyên liệu, vật liệu đã qua sử dụng, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường; phát triển mạnh các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh; tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động; phát triển các thực hành tốt, tạo dựng văn hóa và lối sống xanh, thúc đẩy tạo việc làm xanh và phát triển chuỗi giá trị mới trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn.
Phát triển xanh, bền vững đã trở thành xu thế của thời đại, định hướng chiến lược để duy trì năng lực cạnh tranh cũng như bảo đảm sự phát triển lâu dài của các nền kinh tế. Nhiều chính sách quan trọng như Thỏa thuận xanh châu Âu (European Green Deal), Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (Circular Economy Action Plan) hay Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030 đang có ảnh hưởng lớn đến phương thức tăng trưởng, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu.
Năm 2023, Việt Nam lần đầu bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng, tương đương 10,3 triệu tấn CO2, thu về khoảng 51,5 triệu USD (gần 1.250 tỷ đồng). Thị trường carbon góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và mang lại nguồn lợi tài chính lớn. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực được ghi nhận có nhiều tiềm năng về lĩnh vực này.
Hiện nay, ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, vừa đáp ứng yêu cầu trong nước, vừa nỗ lực góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Do vậy, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác này, thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế carbon thấp, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero sẽ là nền tảng, cơ sở để tạo ra các giải pháp đột phá trong công nghệ thu giữ, lưu trữ các-bon, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng.
Ngày càng có nhiều phụ nữ là những người tiên phong, chủ động, sáng tạo mang đến những thay đổi tích cực cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn - mô hình kinh tế hướng tới việc tái sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên, giảm thiểu chất thải và tác động tiêu cực đến môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tọa đàm "Luật Bảo vệ môi trường-Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn", nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn.
Khu vực nông thôn chiếm 80% diện tích, 67% dân số cả nước, đóng góp một phần quan trọng vào kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân sinh sống ở nông thôn.
Trong năm 2024, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Đồng hành cùng chính phủ, tập đoàn SCG đã hợp tác với nhiều bên liên quan để triển khai các sáng kiến thiết thực, đóng góp vào việc xây dựng Kế hoạch Hành động quốc gia về Kinh tế tuần hoàn (NAPCE), qua đó, cùng Việt Nam hướng đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
17 năm triển khai, 5.600 suất học bổng được trao tặng, hàng trăm ước mơ thành hình, những gì học bổng SCG Sharing the Dream đã và đang tạo dựng không chỉ là giá trị cho học sinh sinh viên Việt Nam mà còn chạm đến trái tim của cộng đồng.
Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố và Hội thảo khoa học thuộc Chương trình KC.16/24-30 (Chương trình khoa học và công nghệ Net Zero). Sự kiện nhằm thông tin rộng rãi tới cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ, viện, trường đại học và các chuyên gia, nhà khoa học với mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, đổi mới và ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới các giải pháp chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn.
Ngày 10/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam, Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt bộ nhận diện mới Tạp chí Đồ uống Việt Nam và trao giải Cuộc thi viết “Ngành Đồ uống Việt Nam phát triển bền vững, hưởng ứng kinh tế tuần hoàn".
Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2024, đại diện Tập đoàn SCG đã chia sẻ những hoạt động tiên phong trong kinh tế tuần hoàn cũng như tác động kinh tế của những sáng kiến này từ góc nhìn doanh nghiệp.