Chiều 29 tháng tư , hàng nghìn người dân đã đổ về khu vực công viên bến Bạch Đằng và vỉa hè đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP Hồ Chí Minh) để giữ chỗ, trải bạt, dựng lều chờ xem Lễ diễu binh, diễu hành sáng 30/4, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vụ việc gióng lên một hồi chuông cảnh báo về chất lượng an toàn thực phẩm, nhất là đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các quán ăn vỉa hè. Việc sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Người dân phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội phát hiện và phản ánh hàng nghìn hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị vứt tràn lan trên vỉa hè đường Nguyễn Lân. Các sản phẩm đều có đủ nhãn mác, thông tin nhà sản xuất, hạn sử dụng và nhiều thông số liên quan.
Hàng nghìn hộp có dán nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được người dân phát hiện vứt tràn lan ra vỉa hè đường Nguyễn Lân, phường Khương Mai, Thanh Xuân (Hà Nội).
Phở là món ăn phổ biến nhất, phù hợp với đủ mọi loại giá tiền từ bình dân đến xa xỉ, phù hợp với mọi không gian từ vỉa hè, đường phố đến nhà hàng sang trọng… Nhưng ở phở vẫn luôn có một điều để thực khách tranh luận qua nhiều năm, là thế nào là một bát phở ngon.
Hàng loạt chủ đầu tư, nhà thầu đến đơn vị thi công các dự án cải tạo vỉa hè tại TP Hồ Chí Minh đã không tuân thủ quy định khi thực hiện, đào bóc vỉa hè bằng xe cơ giới. Rất nhiều thân cây bị gãy giập, đứt rễ. Hơn 2.100 cây xanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó cả hàng trăm cây phải chặt bỏ…
Sau khi Báo Nhân Dân phản ánh “Người dân gặp khó khi vỉa hè thi công không bảo đảm an toàn” (Phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), các đơn vị liên quan đã khắc phục, đồng thời đến nhà một số hộ dân xin lỗi vì đã gây ảnh hưởng sinh hoạt.
Hơn 10 ngày nay, Công trình cải tạo vỉa hè đường Phạm Ngũ Lão, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thi công ảnh hưởng lối ra vào nhà của nhiều hộ dân.
Sau khi nhiều cây xanh tại trung tâm TP Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng do thi công vỉa hè, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy đã yêu cầu làm rõ trách nhiệm và có biện pháp khắc phục.
Liên quan đến vụ việc 17 cây lim xẹt bị đốn và cắt gọt tán khi cải tạo và chỉnh trang vỉa hè trên địa bàn Quận 1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường vừa có chỉ đạo yêu cầu Sở Giao thông Công chánh thành phố xem xét việc xử lý và trách nhiệm khắc phục hậu quả của các đơn vị có liên quan.
Để phục vụ dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ủy ban nhân dân Quận 1 đã giao Ban Quản lý đầu tư xây dựng quận cải tạo các vỉa hè, mỹ quan đô thị trước dịp lễ 30/4.
Sau hơn 1 năm Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 32/2023/QĐ-UBND ngày 26/7/2023 về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố (có hiệu lực từ ngày 1/9/2023), Quyết định này đang được thành phố xem xét bãi bỏ, bảo đảm đồng bộ với Nghị định số 165/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ về thi hành một số điều của Luật Đường bộ.
Tại các đô thị lớn; nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường trái phép để kinh doanh, buôn bán vẫn là vấn đề nan giải. Trong nỗ lực xây dựng văn minh đô thị, nhất là việc “giành” lại phần đường cho người đi bộ, chính quyền các địa phương cần có những giải pháp cứng rắn, quyết liệt hơn.
Hàng nướng "xiên bẩn" tồn tại phổ biến tại các khu vực đông người như: vỉa hè cổng trường, chợ cóc, lề đường… tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn và tích tụ độc tố lâu dài cho người tiêu dùng.
Trong bối cảnh đô thị phát triển, cho thuê vỉa hè Hà Nội nhằm tạo nguồn thu là một chủ trương đang được quan tâm nghiên cứu. Nhưng điều này đang gặp phải rào cản là thực trạng vỉa hè hẹp, bị lấn chiếm và quy hoạch không đồng bộ.
Cận Tết Nguyên đán, vỉa hè Hà Nội lại rơi vào tình trạng bị lấn chiếm bởi các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trên những tuyến phố như Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trãi, hay Kim Mã…
Nghị định số 168/2024/NĐ-CP (Nghị định số 168) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Giờ đây, hình ảnh người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi ngược chiều, lấn vạch dừng, vượt đèn đỏ, đi lên vỉa hè... giảm hẳn, thậm chí, không còn xuất hiện. Quy định mức phạt tăng cao gấp nhiều lần so với trước đây là một trong những nguyên nhân làm thay đổi rõ rệt các hành vi vi phạm về trật tự giao thông đường bộ đối với người điều khiển phương tiện.
Cả nước có hơn 114.900 ca mắc sốt xuất huyết, 18 người tử vong Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến giảm 24 đảng bộ, 8 sở và 5 cơ quan hành chính Hà Nội nghiên cứu cho thuê vỉa hè 123 tuyến phố Nhiều quốc gia quan ngại về tình hình ở Hàn Quốc
Tuần rồi, những thông tin liên quan đến phố ẩm thực Phan Xích Long (quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) đã được công bố rộng rãi trên báo chí với những con số rất đáng chú ý như người dân đã góp gần 3 tỷ đồng để sửa vỉa hè, số điểm kinh doanh ẩm thực tăng hơn 10%, doanh thu các cửa hàng tăng 20-30%...
Thành phố Hà Nội sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc, chất lượng; xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây tự phát không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm và trật tự đô thị, nhất là các điểm kinh doanh tại lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng.
Đến hết tháng 10/2024, toàn thành phố đã xây dựng 1.333 Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy; 3.449 điểm chữa cháy công cộng và 136 thôn đạt tiêu chí an toàn phòng cháy, chữa cháy; đồng thời, các địa phương cũng tập trung vận động người dân tháo dỡ 1.720 lồng sắt, tạo lối thoát nạn thứ hai; tháo dỡ 415 trường hợp vi phạm về lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, mái che, mái vẩy gây cản trở công tác phòng cháy, chữa cháy; hơn 136 nghìn người tham gia 231 lớp huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.
Ngày 29/10, Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng đã thông tin về việc hư hỏng vỉa hè đường Như Nguyệt (quận Hải Châu) do ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trà Mi).
Ngày 25/10, Ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh thông tin: Từ ngày 25/10 quận này tổ chức đăng ký, thu phí sử dụng tạm thời một phần vỉa hè để kinh doanh, buôn bán (thu phí vỉa hè) đối với 41 tuyến đường, ngoài 11 tuyến đường đã tổ chức thí điểm thu phí vào tháng 5/2024.
Trước tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây bức xúc trong nhân dân, Ban Thường vụ Thành ủy Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) đã ban hành Nghị quyết số 32-NQ/TU, ngày 7/6/2024 về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý trật tự đô thị và vệ sinh môi trường, giao Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo ngành chức năng và chính quyền cơ sở triển khai thực hiện.
Cứ khi những gánh cốm xuất hiện trên phố, là người ta thấy thu về. Chẳng thế mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ/ Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua” khi viết về thu Hà Nội. Trong những thức quà đất Hà thành, khó có loại quà nào thanh nhã hơn cốm. Từ sắc xanh như những hạt ngọc, vị ngọt thoáng qua hương đồng gió nội đến cách thưởng thức cốm chậm rãi, từ tốn để cảm nhận. Bởi thế cốm, cũng là món quà tượng trưng có tính cách Hà thành…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau thời gian thực hiện Nghị quyết về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn (từ ngày 1/1/2024), thực tế số địa phương thực hiện thu phí chỉ có 5/22 quận, huyện.
Các hộ dân có số nhà từ 100 đến 160, Đường 11, Tổ 3, Khu phố 4, phường Phước Bình, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh về việc vỉa hè phía sau Trường cao đẳng Kinh tế đối ngoại bị chiếm dụng sai quy định.
Khoảng 13 giờ 45 phút ngày 20/9, tại địa chỉ 97B, đường Nguyễn Du (gần giao lộ Nguyễn Du - Huyền Trân Công Chúa - Thủ Khoa Huân), quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, một gốc me bất ngờ ngã đổ đè lên nhiều xe máy đang đậu trên vỉa hè.
Đấy là tiếng lách cách ban đầu nghe thấy vui tai khi nhiều người đi qua phố dài Kim Mã, đoạn gần Viện phim Việt Nam lên ngã tư Kim Mã-Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội). Tiếng nghe như những chuỗi dài nốt cao của đàn piano, cũng gần gần như tiếng đàn gió của những thanh gỗ, tre va vào nhau.