Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ tại khu Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng 3 âm lịch hằng năm là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của địa phương. Sức hút của lễ hội còn ở sự gần gũi, nghĩa tình của bà con thập phương và người dân nơi đây.
Lễ Tế Xuân là nét văn hóa truyền thống từ xa xưa, Lễ Tế không chỉ đơn thuần là dịp để bà con sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh mà còn mang đậm những nét đặc trưng văn hóa truyền thống đã được gìn giữ tự bao đời, có ý nghĩa rất linh thiêng, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu cho một năm mới làm ăn thuận lợi, may mắn.
Những năm qua, nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, một thủ đoạn quen thuộc của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí là tìm cách lợi dụng vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng để mưu đồ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ các tôn giáo, tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo để từ đó dễ bề can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước ta. Mới đây, nhân sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh tự do tôn giáo quốc tế diễn ra hằng năm, các thế lực thù địch, thiếu thiện chí lập tức tìm cách xuyên tạc, đưa thông tin sai lệch về tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam, lớn tiếng đòi can thiệp, đồng thời qua đó hạ thấp uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế.
Sau sáu lần tổ chức, năm nay là lần đầu Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái vừa được tổ chức tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) vào trung tuần tháng 11. Đây là dịp để nhân dân Thủ đô và khách du lịch có thể tìm hiểu về một loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của then, đàn tính trong cuộc sống đương đại, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng.
Ngày 19/11, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. Tham dự hội nghị có hơn 200 đại biểu đại diện các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh và đại biểu trong lực lượng công an trong tỉnh.
Thành trì vững chắc nhất để phòng, chống tà đạo, đạo lạ xâm nhập vào đời sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa chính là niềm tin của mỗi người dân đối với Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương.
Ngày 17/9, Ủy ban nhân dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam đối với 2 bộ xương cá Ông (cá Voi) được phục dựng, trưng bày tại Lăng Tân, huyện đảo Lý Sơn.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lễ hội Chá Mùn của người Thái (xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Thời gian qua, tại nhiều địa phương trên cả nước xuất hiện những đối tượng lạ tìm cách tiếp cận người dân để tuyên truyền, dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào hoạt động của các tổ chức bất hợp pháp núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó nổi lên gần đây là hội nhóm xưng danh “Pháp luân công”. Từ đây làm phát sinh những bất ổn, gây mất trật tự an ninh xã hội, khiến dư luận bức xúc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền không ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.
Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác của một số cá nhân, tổ chức về tình hình tôn giáo tại Việt Nam.
Cuốn sách do GS, TS Tạ Ngọc Tấn và PGS, TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên cung cấp thêm thông tin về những giá trị và ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng như cách thức gìn giữ và phát huy những giá trị độc đáo của loại hình tín ngưỡng này.
Tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội), từng có nhiều năm công tác và ghi dấu ấn ở lĩnh vực ngoại giao, giáo dục, xúc tiến thương mại, ít ai nghĩ sau này tiến sĩ, nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển lại lựa chọn con đường trở thành người thực hành, bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Với ông, đây là lẽ sống, cũng là sứ mệnh của người luôn khao khát quảng bá vẻ đẹp văn hóa truyền thống đất nước đến với bạn bè quốc tế.
Những ngày đầu năm đón Xuân mới Giáp Thìn cũng mở đầu cho mùa lễ hội. Các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, đền, chùa, miếu, phủ nô nức người đến tham quan, vãn cảnh, du xuân.
“Xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng/Cứ đến tháng Chạp cả làng làm hoa”, câu ca dao khắc họa nét đẹp văn hóa của làng nghề làm hoa giấy đã tồn tại hàng trăm năm bên dòng sông Hương thơ mộng-làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, TP Huế (Thừa Thiên Huế).
Vừa qua, tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt”. Đây là một di sản văn hóa phi vật thể độc đáo với hệ thống đền, phủ trong cả nước, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, các nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng-tôn giáo.
Những đảng viên trẻ có đạo luôn hăng hái, nhiệt tình trong phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự hay như tham gia công tác từ thiện, nhân đạo đã được Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức gặp mặt sáng 12/12 tại thành phố Thái Bình.
Dù ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nhưng điểm chung của tập thể, cá nhân đạt giải đó là tài năng, khát khao cống hiến, đầy nội lực và sức sáng tạo. Các chị chính là những điển hình về vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn, đại diện cho những đóng góp thầm lặng của hàng triệu phụ nữ đang vun đắp cho vườn hoa đầy hương sắc của phụ nữ Việt Nam.
Chiều 22/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 6 để thảo luận, cho ý kiến vào một số nội dung thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách. Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục chủ trì phiên họp.
Nếu như trước đây, các tà đạo thường có triết lý đơn giản, chủ yếu hướng đến các đối tượng nhẹ dạ, cả tin, dân trí thấp hoặc người dân sống tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa điều kiện tiếp cận thông tin bị hạn chế thì hiện nay, những tà đạo “thế hệ mới” lại chủ yếu khoác cho mình những vỏ bọc được tính toán, nghiên cứu rất kỹ, thông qua việc vay mượn giáo lý của các tôn giáo chính thống, đồng thời thực hiện các chiêu thức truyền đạo tinh vi, triệt để tận dụng sự phát triển của mạng xã hội nhằm lôi kéo đông người tham gia. Sự xâm nhập của hoạt động tôn giáo bất hợp pháp vào các đô thị lớn ngày càng gia tăng, gây hậu quả khó lường đòi hỏi cần phải kịp thời nhận diện và ngăn chặn.
Di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể thế giới năm 2016, thực hành bởi cộng đồng chủ thể và các nghệ nhân nắm giữ di sản. Tuy nhiên, hiện nay vẫn đang có sự nhầm lẫn từ đó làm sai lệch các yếu tố tín ngưỡng, tâm linh của di sản. Điều này đã đặt ra những yêu cầu mới trong công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản và thực hiện Công ước 2003 của UNESCO.