Phó Thủ tướng Thái Lan Prasert Jantararuangtong (phải). (Ảnh: Văn phòng Thủ tướng Thái Lan)

Thái Lan thành công bước đầu trong việc trấn áp tội phạm viễn thông, tội phạm mạng

Từ đầu năm đến nay, Thái Lan đã bắt giam được 5.251 nghi phạm liên quan các băng nhóm tội phạm viễn thông, tội phạm mạng. Các vụ báo án liên quan nhóm tội phạm này giảm 20% và ngày càng giảm mạnh cho thấy Thái Lan đã đi đúng hướng trong việc giải quyết vấn đề.
Máy bay quân sự cỡ lớn C-17 của Không quân Ấn Độ tại sân bay Mae Sot. (Ảnh: NBT)

Thái Lan hỗ trợ hồi hương 283 công dân Ấn Độ về nước

Ngày 10/3, Ấn Độ đã đưa máy bay quân sự C-17 đến Thái Lan đón 283 công dân Ấn Độ về nước. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Thái Lan và Ấn Độ và nằm trong chính sách mà Chính phủ Thái Lan đang tập trung thực hiện, đó là triệt phá các băng nhóm tội phạm viễn thông, tội phạm mạng có trụ sở tại một số khu vực của Myanmar, giáp với tỉnh Tak của Thái Lan.
Bà Gita Sabharwal, Điều phối viên thường trực của Liên hợp quốc tại Indonesia phát biểu. (Ảnh: TTXVN)

Liên hợp quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng tương lai kỹ thuật số an toàn hơn

Ngày 5/3, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia phối hợp cùng Văn phòng Liên hợp quốc về các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) tại Indonesia tổ chức buổi thông tin tình hình về Lễ ký kết Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng, dự kiến diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào tháng Bảy tới.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thị sát tại huyện biên giới Aranyaprathet, tỉnh Sa Kaeo. Ảnh: Văn phòng Chính phủ Thái Lan

Nội các Thái Lan thảo luận ý tưởng xây tường biên giới với Campuchia

Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Jirayu Houngsub cho biết, Thái Lan sẽ nghiên cứu tính khả thi của việc xây một bức tường dọc theo một phần biên giới với Campuchia để ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép. Bức tường sẽ là một phần trong nỗ lực đa quốc gia nhằm phá bỏ mạng lưới các trung tâm lừa đảo qua mạng và qua điện thoại nằm ngay bên ngoài biên giới Thái Lan, mà trong đó không ít nạn nhân là người Thái Lan.
Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng (bên trái) khẳng định cam kết của Việt Nam trong cuộc chiến chống tội phạm mạng.

Việt Nam khẳng định cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến chống tội phạm mạng

Ngày 6/2, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Vienna (Áo), Văn phòng Liên hợp quốc về các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước Liên hợp quốc về Chống tội phạm mạng và các công tác triển khai thực thi công ước này, cùng với kế hoạch về việc đàm phán Nghị định thư của công ước.
Quang cảnh Hội thảo: “Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng số, dữ liệu số và kinh tế số trước tội phạm mạng”. Ảnh: VŨ NGÂN

Nâng cao nhận thức an toàn thông tin trong thời đại số

Trong bối cảnh kẻ xấu liên tục tấn công vào hạ tầng công nghệ và dữ liệu của các cá nhân, doanh nghiệp, nhận thức về an toàn thông tin của người dùng và các đơn vị liên quan chưa cao, chi phí đầu tư hằng năm cho an toàn thông tin còn thấp, chưa có nhiều chuyên gia am hiểu, đánh giá, tham mưu về an toàn thông tin.

Đẩy mạnh ứng dụng tài khoản định danh điện tử để hạn chế nặc danh, lừa đảo

Đẩy mạnh ứng dụng tài khoản định danh điện tử để hạn chế nặc danh, lừa đảo

Một trong những giải pháp phòng, chống tội phạm trên không gian mạng được Bộ trưởng Công an đề cập là đẩy mạnh ứng dụng tài khoản định danh điện tử của công dân, đây được xem là căn cước trên không gian mạng để xác thực danh tính khi tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, hạn chế tình trạng nặc danh, lừa đảo.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng báo cáo về tình trạng lừa đảo trên không gian mạng.

Phòng chống tội phạm trên không gian mạng: Trách nhiệm không của riêng ai!

Trước diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi như “ma trận” của tội phạm trên không gian mạng, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) xác định phòng chống loại tội phạm này không chỉ là nhiệm vụ riêng của lực lượng công an, mà cần có sự tham gia, huy động sức mạnh, sự phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp và người dân.
Liên kết bảo vệ an ninh, an toàn mạng: Tầm nhìn xa trước thách thức lớn

Liên kết bảo vệ an ninh, an toàn mạng: Tầm nhìn xa trước thách thức lớn

Thực trạng an ninh, an toàn mạng ngày càng phức tạp đặt ra yêu cầu cấp thiết không những cần phải có một “nhạc trưởng” đủ năng lực và uy tín để quy tụ, kết nối mà còn cần cả cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, doanh nghiệp và các chuyên gia thành viên; không chỉ hướng đến đề cao vai trò chủ động, tự thân mỗi đơn vị, cơ quan mà ở tầm lớn hơn, cần cả vai trò điều phối các hoạt động, tăng khả năng và hiệu quả ứng phó với các tình huống khẩn cấp quốc gia.
Tọa đàm phòng chống tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia Việt Nam phối hợp CLB Nhà báo CNTT tổ chức tháng 4/2024. (Ảnh NCA)

Liên kết bảo vệ an ninh, an toàn mạng: Tầm nhìn xa trước thách thức lớn

Trong thời đại chuyển đổi số, bảo vệ dữ liệu, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, bảo vệ chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia trên không gian mạng là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Văn kiện Ðại hội XIII của Ðảng chỉ rõ phải “Thiết lập thế trận an ninh liên hoàn bên trong với bên ngoài biên giới quốc gia và trên không gian mạng; đặc biệt coi trọng an ninh mạng”.
Phó Phát ngôn Chính phủ Thái Lan Radklao Inthawong Suwankiri tại cuộc họp báo ngày 8/5. (Ảnh: Văn phòng Chính phủ Thái Lan)

Thái Lan thực hiện chiến dịch trấn áp tội phạm mạng

Tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao đã gây nhiều khó khăn cho cuộc sống người dân cũng như việc điều hành và quản lý của Chính phủ Thái Lan. Tại cuộc họp báo ngày 8/5 về việc thực hiện cao điểm trấn áp tội phạm mạng, Phó Phát ngôn Chính phủ Thái Lan Radklao Inthawong Suwankiri cho biết, trong tháng 4 năm nay, Thái Lan đã đóng 16.158 website vi phạm pháp luật và bắt hàng nghìn tội phạm mạng.
Cảnh báo mã QR trở thành vũ khí lừa đảo

Cảnh báo mã QR trở thành vũ khí lừa đảo

Cùng với xu hướng phổ biến của phương thức thanh toán sử dụng mã QR, tình trạng lừa đảo bằng mã QR cũng được ghi nhận tăng mạnh trên thế giới, thậm chí đã xuất hiện cả ở Việt Nam trong thời gian qua. Mã QR đang trở thành vũ khí yêu thích của tội phạm mạng khi nó trở nên thông dụng, phổ biến trong đời sống hiện nay.
Các đại biểu trao đổi thông tin về các thủ đoạn lừa đảo qua mạng, giải pháp phòng ngừa rủi ro.

Phòng ngừa lừa đảo trực tuyến lấy tiền trong tài khoản ngân hàng

Tình trạng tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo trực tuyến tiếp tục gia tăng hướng đến các tài khoản ngân hàng với những phương thức, thủ đoạn mới, gây tổn hại rất lớn đến khách hàng, thách thức các cơ quan quản lý và ngân hàng. Những thông tin cảnh báo, phòng ngừa rủi ro được nêu ra tại hội thảo "Bảo vệ tài khoản ngân hàng trước nguy cơ lừa đảo trực tuyến gia tăng" do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Báo Tuổi Trẻ vừa tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Du khách cần tìm hiểu kỹ thông tin, thận trọng khi đặt phòng khách sạn qua mạng. (Ảnh Duy Đăng)

Nhiều chiêu trò lừa đảo đặt phòng khách sạn

Thời gian qua, cơ quan chức năng liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều đối tượng lừa đảo bằng hình thức đặt phòng khách sạn qua mạng. Các cơ quan truyền thông cũng liên tục đưa ra cảnh báo để người dân có thể phòng tránh. Tuy nhiên đối tượng lừa đảo thường xuyên thay đổi cách thức với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Tội phạm mạng gây thiệt hại 1 nghìn tỷ USD trong năm 2020, bao gồm cả thiệt hại về tài chính và chi tiêu cho an ninh mạng.

Tội phạm mạng gây thiệt hại 1.000 tỷ USD trong năm 2020

Khi các cá nhân và tổ chức thường xuyên phải đối mặt với cuộc tấn công mạng, tội phạm mạng gây ra một khoản thiệt hại tài chính lớn trên toàn thế giới. Công ty bảo mật McAfee ước tính chi phí hằng năm cho năm 2020 là 1.000 tỷ USD, bao gồm thiệt hại về tài chính và chi tiêu cho an ninh mạng, tăng 50% so năm 2018.