May quần áo xuất khẩu tại Tổng công ty May 10 thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. (Ảnh HOÀNG ANH)

Tìm kiếm cơ hội trong thách thức từ áp lực thuế quan của Hoa Kỳ

Ngày 2/4 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố áp mức thuế đối ứng lên hàng hóa nhập khẩu từ nhiều nước, trong đó Việt Nam chịu mức thuế lên tới 46%; nhưng chỉ vài ngày sau, ông D.Trump bất ngờ tuyên bố tạm hoãn áp dụng trong 90 ngày, áp mức thuế cơ bản 10% để mở đường cho các cuộc đàm phán song phương. Quyết định này đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị, tìm kiếm giải pháp thích ứng trước biến động phức tạp của thương mại toàn cầu.
Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu tại Tổng công ty May Hưng Yên. (Ảnh NGỌC MAI)

Bình tĩnh ứng phó với chính sách thuế của Mỹ

Chỉ nửa ngày sau khi thuế đối ứng của Mỹ áp với 180 đối tác thương mại có hiệu lực, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ thông báo tạm hoãn kế hoạch áp thuế trong 90 ngày và giảm mức thuế này xuống còn 10%. Lý do dẫn đến quyết định này do có hơn 75 quốc gia đã liên hệ với các đại diện của Mỹ để đàm phán giải pháp cho các vấn đề liên quan đến thương mại, rào cản thương mại, thuế quan... trong đó có Việt Nam.
Đại diện các nước tham dự cuộc họp cấp ngoại trưởng của NATO tại trụ sở của tổ chức này ở Brussels, Bỉ, ngày 3/4/2025. (Ảnh: Tân hoa xã)

Châu Âu tăng cường tự chủ chiến lược và hợp tác

Trước cuộc họp với bộ trưởng ngoại giao các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại Brussels (Bỉ), Tổng Thư ký NATO Mark Rutte tuyên bố rằng, những cam kết liên tục của Mỹ với NATO vẫn là nền tảng của an ninh châu Âu. Mặc dù còn tồn tại những hoài nghi trong quan hệ nhiều lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa các đồng minh trong NATO, song bên cạnh nỗ lực tăng cường tự chủ chiến lược, châu Âu tiếp tục đánh giá cao vai trò quan trọng của Mỹ đối với an ninh khu vực.
Ảnh minh họa.

VCCI gửi thư kiến nghị chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm hoãn việc áp thuế đối ứng với hàng hóa của Việt Nam

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) vừa có thư gửi tới Bộ trưởng Thương mại Mỹ nhằm kêu gọi Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm hoãn việc áp thuế đối ứng mức 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam để tránh gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ, ảnh hưởng xấu tới giao dịch thương mại, xáo trộn chuỗi logistics toàn cầu.
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum phát biểu trong cuộc họp báo tại Cung điện Quốc gia ở thành phố Mexico, Mexico. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Mexico–Mỹ họp bàn an ninh: Ưu tiên phối hợp, tránh căng thẳng thương mại

Tổng thống Mexico, bà Claudia Sheinbaum, cho biết bà sẽ thảo luận với Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kristi Noem về hợp tác song phương trong lĩnh vực an ninh vào ngày 28/3. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực tăng cường phối hợp nhằm ứng phó với các thách thức an ninh khu vực và kiểm soát biên giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng (Ảnh: Tân Hoa xã)

Hệ thống giáo dục Mỹ đứng trước bước ngoặt lịch sử

Hệ thống giáo dục Mỹ đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử. Với sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Donald Trump nhằm giải thể Bộ Giáo dục , tương lai của hàng triệu học sinh, sinh viên Mỹ đang trở thành tâm điểm tại “xứ cờ hoa”. Quyết định này nếu được Quốc hội Mỹ thông qua không chỉ đơn thuần là một sự thay đổi về chính sách, mà còn có thể định hình lại toàn bộ cách giáo dục Mỹ vận hành trong những năm tới.
Các sản phẩm rượu vang được trưng bày tại hội chợ Wine Vision by Open Balkan (Ảnh: Tân Hoa xã)

Thế cờ khó giải của châu Âu

Các chính sách mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đặt châu Âu vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Từ nguy cơ bị gạt ra lề trong giải quyết xung đột Nga-Ukraine cho đến sự lạnh nhạt trong mối quan hệ với Mỹ, các vấn đề xảy ra dồn dập khiến châu Âu nhận ra rằng, đã đến lúc cần đóng vai trò chủ động hơn trong cấu trúc an ninh khu vực thay vì phụ thuộc vào "chiếc ô an ninh" của Washington, dù điều này không dễ thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh tại Nhà Trắng, Washington, D.C. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Mỹ cắt giảm quy mô một số cơ quan liên bang

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký một sắc lệnh hành pháp nhằm thu hẹp quy mô cơ quan chủ quản của Ðài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cùng 6 cơ quan liên bang khác, gồm Cơ quan hòa giải liên bang, Trung tâm quốc tế Woodrow Wilson, Viện bảo tàng và dịch vụ thư viện, Hội đồng liên ngành về người vô gia cư của Mỹ, Quỹ tài chính phát triển cộng đồng, Cơ quan phát triển kinh doanh thiểu số.
Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở Basra, Iraq. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu 2025: OPEC sẽ lựa chọn thế nào trước chính sách của ông Donald Trump

Bên cạnh những biến động kéo dài từ năm 2024, giá dầu trong năm 2025 được dự báo sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi các chính sách của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump và phản ứng của các nước thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để duy trì lợi thế trong chuỗi cung ứng dầu toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN

Căng thẳng thương mại liên quan các biện pháp áp thuế

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký bản ghi nhớ đề nghị áp dụng thuế quan "công bằng và có đi có lại" đối với tất cả các đối tác thương mại lớn của Mỹ. Bản ghi nhớ yêu cầu Howard Lutnick, người được đề cử làm Bộ trưởng Thương mại, và Jamieson Greer, đại diện thương mại toàn cầu của Mỹ, trong vòng 180 ngày đưa ra báo cáo đánh giá đối với từng quốc gia xem liệu biện pháp khắc phục có cần thiết để bảo đảm quan hệ thương mại có đi có lại hay không.