Triển khai các nhiệm vụ hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang

NDO - Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa lưu ý Thường trực các Tỉnh ủy An Giang và Kiên Giang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc xây dựng văn kiện, chuẩn bị đại hội đảng bộ cấp tỉnh, đảng bộ cấp xã và các cấp ủy trực thuộc ở những nơi sáp nhập, hợp nhất.
0:00 / 0:00
0:00
Quang cảnh cuộc làm việc của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương với Thường trực các tỉnh An Giang, Kiên Giang. (Ảnh: SƠN TÙNG)
Quang cảnh cuộc làm việc của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương với Thường trực các tỉnh An Giang, Kiên Giang. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Ngày 28/5, tại Hà Nội, Đoàn công tác của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Thường trực các Tỉnh ủy: An Giang, Kiên Giang về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Triển khai các nhiệm vụ hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang ảnh 1

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì buổi làm việc. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Thành Tâm, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang; Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang; đồng chí Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.

Triển khai các nhiệm vụ hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang ảnh 2

Đồng chí Lê Hồng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Theo đề án của Trung ương, sáp nhập hai tỉnh: Kiên Giang và An Giang thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm hành chính-chính trị đặt tại tỉnh Kiên Giang. Sau sáp nhập, An Giang có diện tích tự nhiên 9.888,91 km2 và quy mô dân số gần 5 triệu người, 102 đơn vị hành chính cấp cơ sở (trong đó: 85 xã, 14 phường, 3 đặc khu).

Thời gian qua, hai tỉnh đã phối hợp xây dựng Đề án hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang; tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình, với kết quả đồng thuận đạt hơn 90%; xây dựng Đề án hợp nhất Đảng bộ tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành Đảng bộ tỉnh An Giang mới.

Triển khai các nhiệm vụ hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang ảnh 3

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Hai tỉnh An Giang và Kiên Giang cũng đã thống nhất, dự kiến cuối tháng 5/2025 sẽ hoàn thành dự thảo Báo cáo chính trị lần 1 và chậm nhất ngày 27/6/2025 hoàn chỉnh dự thảo Báo cáo chính trị gửi lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Về nhân sự cấp ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang đã họp, thống nhất kế hoạch triển khai, thực hiện phương hướng công tác nhân sự, giao tổ giúp việc Ban Chỉ đạo chung của 2 tỉnh tham mưu, bảo đảm tiến độ hoàn thành theo định hướng của Trung ương. Dự kiến, tổng số ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh sau hợp nhất là 73 đồng chí; ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy sau hợp nhất là 22 đồng chí.

Triển khai các nhiệm vụ hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang ảnh 4

Các đại biểu tham dự buổi làm việc. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Về nhân sự cấp xã, Ban Thường vụ hai tỉnh An Giang và Kiên Giang đã đánh giá tổng thể, dự kiến phương án nhân sự, bám sát Kết luận số 150-KL/TW ngày 11/4/2025 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 31-HD/BTCTW ngày 23/4/2025 của Ban Tổ chức Trung ương gắn với bố trí, phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp xã giữ các chức vụ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ở cấp xã.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo hai tỉnh An Giang, Kiên Giang và các thành viên Đoàn công tác của Bộ Chính trị đã thảo luận, cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng liên quan đến công tác sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương hai cấp và đề án hợp nhất thành một tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa ghi nhận, đánh giá cao Thường trực, Ban Thường vụ 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 đạt nhiều kết quả tích cực. Điều này thể hiện rõ qua việc lấy ý kiến cử tri về hợp nhất 2 tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, đều đạt tỷ lệ rất cao.

Đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh, thời gian tới, Ban Thường vụ 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang cần hết sức khẩn trương, chủ động, bảo đảm tiến độ, yêu cầu, bám sát các kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, không để chậm trễ công việc nào.

Đồng chí đề nghị hai địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền, vận động, định hướng tư tưởng, định hướng dư luận xã hội, bảo đảm sự đoàn kết, đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân về những nội dung cơ bản và tầm quan trọng của việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11. Đồng thời, tiếp tục triển khai, học tập và tuyên truyền sâu rộng những nội dung chủ yếu của 4 nghị quyết chiến lược, gồm: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Nghị quyết số 59-NQ/TW về hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa lưu ý hai tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc xây dựng văn kiện, chuẩn bị đại hội đảng bộ tỉnh, đại hội đảng bộ cấp xã và các cấp ủy trực thuộc ở những nơi sáp nhập, hợp nhất. Hai địa phương phối hợp xây dựng đề án thành lập đảng bộ mới, phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh, cấp ủy cấp xã đúng nguyên tắc, yêu cầu; rà soát đánh giá kỹ tác động và thực hiện hiệu quả chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người lao động bị ảnh hưởng bởi công tác sắp xếp bộ máy; tập trung chỉ đạo sát sao việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, số hóa tài liệu, kiểm kê; xây dựng phương án bố trí, sử dụng trụ sở các cơ quan bảo đảm không lãng phí tài sản; giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tồn đọng trước khi hoạt động theo mô hình mới.

Về những khó khăn, vướng mắc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Tổ công tác giúp việc tập hợp gửi Ban Tổ chức Trung ương, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Theo đề án, sáp nhập tỉnh Kiên GiangAn Giang thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm hành chính-chính trị đặt tại tỉnh Kiên Giang. Sau sáp nhập, An Giang có diện tích tự nhiên 9.888,91 km2 và quy mô dân số gần 5 triệu người, 102 đơn vị hành chính cấp cơ sở (trong đó: 85 xã, 14 phường, 3 đặc khu).