Sau hơn 1 tháng khởi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên, cùng với khí thế thi công khẩn trương, hối hả, trên công trường các đơn vị cung cấp cột thép cho dự án cũng đang “chạy đua nước rút”, tất bật sản xuất, thi công cột.
Hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IV nhiệm kỳ 2025-2030 của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, ngày 12/4, tại Trạm biến áp 500kV Phố Nối, tỉnh Hưng Yên, Đảng ủy Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã tổ chức “Lễ gắn biển công trình Đường dây 220kV Nhiệt điện Hải Dương-Trạm 500kV Phố Nối”.
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng gia tăng, nhất là trong giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2025, để bảo đảm hệ thống truyền tải điện khu vực nam miền trung và Tây Nguyên vận hành an toàn, liên tục, đặc biệt trong mùa khô năm 2025, Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, quản lý và vận hành, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT).
Trưa 21/12, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), Ban Quản lý dự án các công trình điện miền bắc (NPMB) phối hợp các đơn vị liên quan đóng điện thành công Dự án Đường dây 220kV Nậm Sum-Nông Cống.
Năm 2014, dự án cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bằng cáp ngầm chính thức được Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành phát lệnh hòa lưới. Tuyến cáp ngầm 22 kV xuyên biển, đưa dòng điện quốc gia từ đất liền ra đảo Lý Sơn là bước ngoặt lớn đối với hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Đến nay, công tác chuẩn bị cho lễ khánh thành dự án đường dây 500kV mạch 3 diễn ra vào ngày mai 29/8 tại các điểm cầu có đường dây đi qua đã cơ bản hoàn tất.
Xác định các dự án trọng điểm quốc gia, được tổ chức thi công trong thời gian ngắn nhất, nên Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và tỉnh Thanh Hóa đã triển khai tổ chức công tác thỏa thuận hướng tuyến các đường dây: Nhà máy nhiệt điện Nam Định - Thanh Hóa và 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa để có thể chủ động cho công tác mặt bằng.
Nhiều dự án truyền tải điện triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra, chủ yếu do nguyên nhân vướng công tác giải phóng mặt bằng và chồng lấn quy hoạch. Do đó, để tháo gỡ vướng mắc, sớm đưa các công trình vận hành, rất cần sự phối hợp đồng bộ hơn nữa giữa ngành điện và các cơ quan chức năng của địa phương.
Kể từ khi Nghị quyết số 03-NQ/ĐU ngày 11/01/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc “Thực hiện chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam”, Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã triển khai thực hiện với một quyết tâm cao, nhiều giải pháp đồng bộ. Những thành công chuyển đổi số của EVN trong thời gian qua không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho Tập đoàn và khách hàng sử dụng điện, mà đã góp phần xây dựng nền kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.
Là một sản phẩm hàng hóa đặc thù, phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, song ở khía cạnh xã hội, điện năng cũng là ngành trực tiếp phục vụ đời sống dân sinh.
Nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ cho việc truyền tải điện quốc gia, cũng như các hoạt động kinh tế-xã hội trên địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ và một số tỉnh Tây Nguyên, Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã luôn chủ động, tích cực cùng đoàn công tác liên ngành đi kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình quản lý vận hành lưới điện truyền tải khu vực tỉnh Khánh Hòa.
Để hiện thực hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, việc từng bước xã hội hóa hoạt động truyền tải điện là cần thiết, có cơ sở thực tiễn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay, bảo đảm hiệu quả tổng thể của hoạt động truyền tải điện quốc gia.