Trung tâm Phát triển Cộng đồng Our Story không chỉ là nơi hỗ trợ học tập, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ, mà còn là điểm tựa để các em tự tin hòa nhập cộng đồng qua những kỹ năng sống và sản phẩm thủ công do chính tay mình tạo ra.
Xây dựng chính sách an sinh xã hội bảo đảm quyền của người khuyết tật tự kỷ còn nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập. Trẻ tự kỷ được công nhận là một dạng khuyết tật, nhưng hiện nay vẫn chưa được hưởng đầy đủ quyền lợi và sự hỗ trợ cần thiết từ nhà nước.
Trong vòng 15 năm trở lại đây, số lượng trẻ tự kỷ tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể và trở thành một vấn đề xã hội rất đáng phải lưu tâm. Những bất thường của rối loạn phổ tự kỷ gây ảnh hưởng kéo dài suốt đời đến các chức năng cá nhân, gây suy giảm chất lượng sống, suy giảm nguồn nhân lực lao động kéo theo gánh nặng kinh tế lâu dài cho cả gia đình và xã hội.
Vai trò của cha mẹ trong chăm sóc, can thiệp cho con mắc tự kỷ rất quan trọng. Vì thế, hằng năm, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương đều có những buổi chia sẻ chuyên môn, cung cấp kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ tâm lý và tạo cơ hội giao lưu để cha mẹ có thể tham gia hiệu quả vào quá trình can thiệp cho con mình.
Năm 2024, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp đón trên 45 nghìn lượt trẻ đến khám sức khỏe tâm thần nói chung, trong đó xấp xỉ 20% trường hợp khám với một số dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ.
"... Con đã được Hội kỷ lục gia Việt Nam cấp giấy chứng nhận là trẻ tự kỷ vẽ nhiều bức tranh về cầu nhất Việt Nam. Những bức tranh con vẽ với những người bình thường thì có thể rất bình thường nhưng với mẹ đó là kỳ tích, là niềm tự hào về con - Họa sĩ của mẹ!"
Chương trình “Hành trình khám phá những giác quan” là một trong những hoạt động nhân Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ 2/4. Chương trình dành cho trẻ tự kỷ với nhiều trải nghiệm, giúp các em tự tin tham gia các trò chơi phát triển kỹ năng xã hội, khả năng vận động và giao tiếp.
Trong can thiệp trẻ tự kỷ, phương pháp can thiệp dựa trên vui chơi có tác động rất hiệu quả để hỗ trợ cải thiện giao tiếp, tương tác hành vi ở trẻ, giúp trẻ phát triển các giác quan, trí tuệ và hòa nhập tốt hơn với thế giới chung quanh.
Khi nhận biết con mình có chứng tự kỷ, nhiều cha mẹ sốc, buồn bã, đổ lỗi cho nhau. Vì thế, việc hỗ trợ tâm lý cho cha mẹ của trẻ tự kỷ quan trọng để cha mẹ đồng hành cùng con trong chặng đường dài sau này.
Ngày 2/4 hằng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ với mục đích kêu gọi cộng đồng tăng cường sự quan tâm và hiểu biết về rối loạn này, giúp trẻ tự kỷ sớm được phát hiện, điều trị, được yêu thương nhiều hơn và dễ dàng hòa nhập cuộc sống hơn.
Kỷ lục học đường “Cậu bé tự kỷ thực hiện bộ tranh vẽ chủ đề về các cây cầu của Việt Nam có số lượng nhiều nhất - 115 bức” được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập vào tháng 3/2025 đã mở ra cơ hội, thắp sáng ước mơ trở thành họa sĩ đối với cậu bé Tạ Đức Bảo Nam (sinh năm 2011) ở Hà Nội.
Triển lãm mang tên “Chèo Méo” là một hoạt động trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, diễn ra từ ngày 9 đến 17/11 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, trưng bày những tác phẩm cá nhân của trẻ tự kỷ cùng những sắp đặt tương tác, giúp người xem thấu cảm hơn về những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt này.
Trong căn nhà yên bình ở ngõ phố Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều bạn nhỏ "đặc biệt" đang cần mẫn, ngày qua ngày cùng các cô giáo ở Dự án Hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ, học vẽ, móc, thêu, làm sổ... Hành trình đằng đẵng biến những đặc biệt tưởng như vĩnh viễn trở nên "không còn khác biệt", đã giúp trẻ yếu thế từng bước hòa nhập cuộc sống, khẳng định giá trị bản thân với loạt sản phẩm làm bằng tay bán ra thị trường và được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.
Chiều 1/6, tại Nhà Triển lãm số 29 Hàng Bài (Hà Nội) khai mạc triển lãm nghệ thuật "Chèo méo", trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ tự kỷ - sự kiện thuộc "Chương trình nâng cao nhận thức về phổ tự kỷ" do doanh nghiệp xã hội Tòhe tổ chức thường niên.
Tài liệu “Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho nhóm trẻ đặc biệt này tại gia đình. Các kiến thức được cung cấp dưới dạng nhiều tình huống thực tế đã hỗ trợ thành công, mang tính cầm tay chỉ việc, dễ khả thi. Đặc biệt, nhiều kiến thức và kỹ năng được minh họa bằng hình ảnh dễ hiểu.
Chữa lành là thuật ngữ dùng để thể hiện các biện pháp trong việc hàn gắn, phục hồi sức khỏe, thể chất cũng như cảm xúc, tâm lý, tình cảm con người sau các thương tổn. Mong muốn được xoa dịu, chữa lành những tổn thương, nỗi đau về thể chất và tinh thần, vứt bỏ những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, bất an để thư thái, thấy cuộc sống ý nghĩa hơn... là nhu cầu bình thường của nhiều người dân trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên thời gian gần đây, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu này để mở ra hàng loạt “dịch vụ chữa lành” nhằm trục lợi với những chiêu thức tinh vi gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần được nhận diện và chấn chỉnh kịp thời.
Trong lĩnh vực y học và nghiên cứu, các liệu pháp với trọng tâm là tế bào gốc đang nổi lên như một lĩnh vực có tiềm năng đầy hứa hẹn trong việc điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính. Được ví như điều kỳ diệu của y học, tế bào gốc đang mở ra những cơ hội mới cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Ngày 14/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty European Wellness Việt Nam (thành viên của tập đoàn Y sinh châu Âu European Wellness Group) kết hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ tổ chức lễ ra mắt hai quyển sách “Rối loạn phổ tự kỷ: Y học tái sinh bằng liệu pháp tế bào gốc’’ và “Tế bào gốc trong y học tái tạo: Carpe Diem-Carpe Vitam”.
Đến nay, có 45 cơ sở bảo trợ xã hội có chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Công suất tiếp nhận, chăm sóc và phục hồi chức năng cho 13.000 đối tượng tại cơ sở.
Dự án “Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam” đã tổ chức tập huấn chuyên sâu cho 60 học viên là các cán bộ tại 48 trung tâm hỗ trợ trẻ em tự kỷ đến từ 21 địa phương.
7.000 cuốn tài liệu sẽ được gửi tặng các phụ huynh có con tự kỷ, người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tự kỷ để hỗ trợ hướng dẫn cha mẹ phát triển kỹ năng của con.