Người dân vùng động đất huyện Kon Plông (Kon Tum) nghe tập huấn ứng phó động đất.

Nhận thức và khả năng ứng phó động đất

Dự báo động đất hiện nay chủ yếu là dự báo dài hạn, nhằm tính toán xác suất xuất hiện một trận động đất có độ lớn xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Với từng đới đứt gãy, các nhà khoa học có thể xác định khả năng một trận động đất xảy ra trong tương lai, nhưng chưa thể dự báo chính xác thời điểm diễn ra.
Bà Đặng Thị Hiền (giữa) cùng các thành viên tổ chức Peace Winds và các đối tác quốc tế trong đợt "Huấn luyện cứu hộ y tế trong thảm họa với sự phối hợp đa cơ quan".

Học hỏi kinh nghiệm ứng phó thiên tai từ Nhật Bản và kêu gọi hỗ trợ quốc tế cho Việt Nam

Từ ngày 29/11 đến 1/12, tại tỉnh Hiroshima (Nhật Bản), tổ chức Peace Winds và các đối tác quốc tế đã tổ chức đợt "Huấn luyện cứu hộ y tế trong thảm họa với sự phối hợp đa cơ quan". Chương trình nhằm giúp đỡ các tổ chức được học hỏi kinh nghiệm ứng phó thiên tai từ Nhật Bản và kêu gọi hỗ trợ quốc tế cho Việt Nam.
Lũ lớn trên sông Vệ làm sạt lở cuối trôi toàn bộ mái ta-luy âm nền đường ĐT.624B đoạn qua Dinh Bà, thôn Thuận Hòa, xã Hành Thịnh, với chiều dài khoảng 15m, gây nguy cơ xảy ra tai nạn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông qua vị trí này.

Đề nghị công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa, lũ gây ra đối với khu vực sạt lở bờ sông Vệ, Quảng Ngãi

Sáng 28/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Hành Đinh Xuân Sâm cho biết, huyện vừa gửi Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa, lũ gây ra đối với khu vực sạt lở bờ sông Vệ đoạn qua thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện và tuyến đường ĐT.624B, vị trí Km14+500 (đoạn qua Dinh Bà, thôn Thuận Hòa, xã Hành Thịnh).
Lực lượng tại chỗ xã Ðồng Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long gia cố lại điểm sạt lở xảy ra vào đêm 5/10/2024.

Vĩnh Long quyết liệt phòng, chống thiên tai

Tình hình thiên tai, nhất là sạt lở, dông lốc, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ngày càng diễn biến phức tạp. Các cấp, các ngành, chính quyền địa phương ở Vĩnh Long đã thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, tích cực, chủ động phòng, chống thiên tai bằng nhiều giải pháp, cho nên đã giảm bớt thiệt hại, giúp người dân ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất…
Ngày 31/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát ra công văn số 8228/BNN-ĐĐvề việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ miền trung trong 10 ngày tới.

Miền trung chuẩn bị ứng phó mưa lớn, lũ trong 10 ngày tới

Ngày 31/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát ra công văn số 8220/BNN-ĐĐ gửi các bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Công thương, Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai;… về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ miền trung trong 10 ngày tới.
Cán bộ, chiến sĩ Công an Thừa Thiên Huế giúp dân phòng chống bão, lụt.

Lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, ngày 27/10, các lực lượng Công an, Quân đội tỉnh Thừa Thiên Huế đã khẩn trương huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, phương tiện có mặt những nơi xung yếu, địa bàn thấp trũng, có nguy cơ ảnh hưởng để giúp dân phòng chống và khắc phục hậu quả của của thiên tai, bão lũ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chỉ đạo tại cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với các bộ ngành và địa phương họp ứng phó với bão số 6 (Trami) chiều 25/10.

Ứng phó bão Trami: Cần lên phương án phòng chống với tinh thần không hối tiếc

Để ứng phó với bão số 6, các địa phương cần lên phương án phòng, chống với tinh thần không hối tiếc. Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với các bộ ngành và địa phương họp ứng phó với bão Trami chiều 25/10.
Ảnh minh họa.

Chủ động ứng phó mưa lớn, áp thấp nhiệt đới có thể thành bão

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện số 7930 /CĐ-BNN-ĐĐ, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định; các bộ, ngành liên quan chủ động ứng phó với mưa lớn, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Lê Văn Tuyến trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì tặng Công an tỉnh Lào Cai; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba tặng Công an tỉnh Cao Bằng, Công an tỉnh Yên Bái và 2 cá nhân có thành tích xuất sắc.

Bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân là trên hết, trước hết

Ứng phó với cơn bão số 3, Bộ Công an đã huy động 100% cán bộ, chiến sĩ, nhất là lực lượng Công an xã và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở ngày đêm không quản ngại khó khăn, gian khổ, tích cực triển khai các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự; phối hợp sơ tán, di dời người dân cùng phương tiện, tài sản; tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích, cấp cứu người bị nạn, giúp an táng người thiệt mạng, cùng nhân dân dọn dẹp môi trường, ổn định sinh hoạt…
Ảnh minh họa.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở tại 6 huyện, thị xã ở Thừa Thiên Huế

Dự báo, do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua, mô hình độ ẩm đất ở một số khu vực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà.

Dịch chuyển nhà dân ở bản Bủng Xát, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) ra khỏi khu vực sạt lở. Ảnh Hải Thượng

Nghệ An ứng phó mưa lũ, sạt lở đất do hoàn lưu bão số 4

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất tại nhiều địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa có Công điện số 8176, gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan yêu cầu tập trung triển khai công tác ứng phó mưa, lũ, sạt lở đất, bảo đảm an toàn tính mạng của người dân trong thiên tai.
ActionAid quốc tế đã khảo sát, làm việc tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

ActionAid hỗ trợ người dân Uông Bí và Sóc Sơn khắc phục hậu quả bão số 3

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) và hoàn lưu của nó đã để lại hậu quả nặng nề ở nhiều địa phương. Chính quyền và người dân các tỉnh chịu bão đang tích cực tiếp tục khắc phục hậu quả cơn bão. Cùng chung tay với họ, có những tấm lòng của người dân/các bạn quốc tế trong đó có ActionAid quốc tế tại Việt Nam.
Điểm sạt lở tại núi Van Cà Vãi, thị trấn Di Lăng, huyện miền núi Sơn Hà đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân.

Quảng Ngãi triển khai ứng phó sạt lở núi và ngập úng đô thị

Rút kinh nghiệm từ công tác ứng phó bão số 3 và mưa, lũ sau bão vừa qua tại các tỉnh phía bắc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó sạt lở núi, đồi và ngập úng đô thị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Nhanh chóng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh

Sáng 15/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cùng lãnh đạo tỉnh Ninh Bình kiểm tra lũ trên sông Hoàng Long. (Ảnh: HẢI YẾN)

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ tại Ninh Bình

Chiều 12/9, Đoàn công tác của đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã về kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ gây ra tại tỉnh Ninh Bình. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.