Ngày Thơ Việt Nam là sự kiện góp phần tôn vinh những giá trị thi ca của dân tộc, khơi dậy tinh thần sáng tạo, gắn kết và trách nhiệm. Với ý nghĩa ấy, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, năm 2025 đã được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình với chủ đề “Tổ quốc bay lên”, hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Sáng 3/1, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm về nhà văn Trang Thế Hy với chủ đề “Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Trang Thế Hy” để tưởng nhớ 100 năm Ngày sinh của ông - một “người bào chế thuốc giảm đau” bằng chữ nghĩa.
Sáng 15/12, Trường đại học Cửu Long phối hợp Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác “Văn chương phương Nam”.
“Công nghệ số tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với văn chương” là chủ đề đáng chú ý thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và bạn đọc qua tọa đàm do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn phối hợp Công ty cổ phần sách điện tử Waka tổ chức. Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, hoạt động sáng tác và lan tỏa tác phẩm đang gặp nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt không ít thách thức.
Báo Nhân Dân nhận được Văn bản số 93/PTT-BTCD của Ban tiếp công dân thành phố Hà Nội thông báo kết quả giải quyết đơn của gia đình ông Bùi Ngọc Khải (trú tại số 235, tổ 72 Linh Quang, phường Văn Chương, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội).
Lần đầu tôi được gặp nhà văn Phan Hồng Giang là ở thủ đô Moskva quãng năm 1985, khi ông mới ngoài 40 tuổi. Ông đeo kính, đội mũ nồi, vóc người cao lớn, hơi đậm, mặc chiếc áo khoác rộng và luôn cho tay vào túi áo. Từ ông toát ra dáng vẻ của một nhà khoa học: giản dị, điềm đạm, đôi khi lơ đãng, ít nói, nhưng khi nói ra điều gì thì thường thâm thúy, uyên bác.