Trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), quê hương cách mạng Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) cũng rộn ràng hơn khi nhiều đoàn du khách ghé thăm. Với thế hệ trẻ, du lịch về nguồn không chỉ góp phần khơi dậy lòng yêu nước, mà còn thể hiện sự biết ơn dành cho thế hệ cha ông.
Ngày 27/4, tại đoạn sông Sài Gòn qua phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) đã diễn ra Giải đua thuyền truyền thống tỉnh Bình Dương mở rộng năm 2025.
Văn hóa Tây Nguyên đa dạng, phong phú và giàu bản sắc; trong đó, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được tôn vinh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhưng hiện nay, văn hóa lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên bị tác động bởi nhiều yếu tố, nhất là tín ngưỡng truyền thống.
Sau gần ba năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU của Tỉnh ủy Hà Giang về thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 đã cho kết quả tích cực. Sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp, của hệ thống chính trị và sự hưởng ứng của người dân, những hủ tục lạc hậu, dần được xóa bỏ. Cuộc sống của người dân no đủ hơn, bộ mặt vùng cao khởi sắc hơn... Miền đất địa đầu Tổ quốc này đang đổi thay từng ngày.
Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, mà còn mở ra cơ hội quý báu để phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của mỗi vùng đất. Việc lựa chọn tên gọi cho các đơn vị hành chính mới, nếu được thực hiện một cách khoa học, thận trọng và tâm huyết, sẽ không chỉ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn góp phần khơi dậy niềm tự hào, tinh thần đoàn kết và phát triển bền vững ở mỗi địa phương.
Nằm trong khuôn khổ Lễ hội chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025, ngày 22/4, tại thị trấn Mèo Vạc (Hà Giang) đã diễn ra Hội thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc.
Chiều 19/4, tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức khai trương trưng bày, giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách “Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" với chủ đề “Dám sống một cuộc đời rực rỡ".
Sáng ngày 10/4, Hội Văn học nghệ thuật Gia Lai tổ chức Tọa đàm: Văn học nghệ thuật Gia Lai- Hành trình 50 năm trưởng thành và phát triển”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước của tỉnh Gia Lai.
Trong giai đoạn 2026-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế bản địa trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Giải pháp này góp phần quảng bá văn hóa địa phương, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân.
Linh vật không chỉ là biểu trưng văn hóa truyền thống Việt Nam, mà còn là nguồn cảm hứng sâu sắc cho nghệ thuật điêu khắc đương đại. Những tác phẩm mỹ thuật dân gian này tiếp tục được phát triển và tái hiện, mang đậm dấu ấn sáng tạo của người Việt, kết nối quá khứ với hiện tại và thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, ý tưởng và mỹ thuật hiện đại.
Ẩn mình giữa núi rừng ngát xanh, dãy nhà trình tường lợp mái ngói âm dương của cộng đồng người Dao Tiền tại Nà Rẻo, xóm Tam Hợp, xã Thành Công là điểm nhấn hấp dẫn du khách khi đến tham quan huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng).
Trong MV “Bắc Bling”, Hòa Minzy tỏa sáng với những bộ trang phục bắt mắt và mang đậm chất dân gian Kinh Bắc. Đây là những bộ trang phục do nhà thiết kế Cao Minh Tiến thực hiện, với mong muốn chuyển tải những nét đẹp đặc sắc của miền quan họ.
Lễ Tế Xuân là nét văn hóa truyền thống từ xa xưa, Lễ Tế không chỉ đơn thuần là dịp để bà con sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh mà còn mang đậm những nét đặc trưng văn hóa truyền thống đã được gìn giữ tự bao đời, có ý nghĩa rất linh thiêng, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu cho một năm mới làm ăn thuận lợi, may mắn.
Bánh chưng, bánh giầy là những vật phẩm quý để dâng cúng Tổ tiên, trở thành biểu tượng của các giá trị văn hóa dân tộc, có vị trí đặc biệt trong tâm thức cộng đồng người Việt. Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc nhằm chọn ra những chiếc bánh ngon nhất, đẹp nhất để dâng lên Đức Thánh Trần, Đức Nguyễn Trãi, bánh chay được dâng lên Đức Phật ở chùa Côn Sơn và làm vật phẩm để tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc Thánh nhân, các Đức Phật Tổ, Tam Tổ Trúc Lâm.
Kết quả hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-TU ngày 28/9/2022 của Tỉnh ủy Bắc Ninh về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” (Nghị quyết 71) cho thấy, nhiều địa phương đã có biện pháp cụ thể nhằm đưa nghị quyết vào cuộc sống. Điều này góp phần khơi dậy lý tưởng cách mạng, phát huy truyền thống văn hóa, thúc đẩy tinh thần thi đua học tập, rèn luyện, vươn lên lập thân, lập nghiệp trong thanh niên; lan tỏa nét đẹp văn hóa trong cộng đồng, tạo động lực để phát triển quê hương Kinh Bắc.
Sáng 7/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại Quảng trường ATK Định Hóa, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) long trọng tổ chức Lễ hội Lồng tồng và Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025. Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên dự.
Ngày 4/2 (mùng 7 tháng Giêng), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định tổ chức khai mạc Chợ Tết "Một thoáng Thành Nam" Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tại đây tái hiện không gian văn hóa, giới thiệu một số loại hình di sản văn hóa tiêu biểu của Nam Định gắn với Thành Nam xưa, phục vụ nhân dân và du khách trong dịp đầu xuân, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa và phát triển du lịch.
Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần-Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) đã đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan, chiêm bái, du xuân.
Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, các nghệ sĩ Liên đoàn Xiếc Việt Nam đang say sưa, miệt mài luyện tập để kịp ra mắt chương trình đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân vào đúng dịp Tết Nguyên đán nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2025).
Kết nối quá khứ và hiện tại, những yếu tố văn hóa truyền thống đang trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ, cũng là chất liệu đặc sắc để làm nên dấu ấn sáng tạo cho nhiều dự án, sản phẩm nghệ thuật.
Sự kiện nghệ thuật Trang trí Tết Ất Tỵ 2025 tại phố Phùng Hưng (Hà Nội) vừa được quận Hoàn Kiếm chủ trì thực hiện và giới thiệu tới người dân và khách du lịch, tái hiện không gian văn hóa truyền thống Việt Nam kết hợp với những ý tưởng nghệ thuật đương đại, mang đến điểm nhấn đặc biệt trong dịp Tết năm nay.
Trong khuôn khổ Diễn đàn các thành phố Hữu nghị và Hợp tác-Đà Nẵng 2025, hàng trăm đại biểu trong và ngoài nước đã tham gia các hoạt động tham quan và trải nghiệm văn hóa, kiến trúc, tìm hiểu lịch sử của thành phố vào sáng 18/1, tại Đà Nẵng.
Tối 29/12, tại Công viên bờ sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức đã phối hợp Vietnam Brand Purpose (tổ chức tư vấn chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu Việt Nam toàn cầu) tổ chức khai mạc chính thức Lễ hội chào đón năm mới lần thứ nhất, City Tết Fest-Thủ Đức 2025.
Ngày 24/12, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp Vietnam Brand Purpose (tổ chức tư vấn chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu Việt Nam toàn cầu) công bố, cập nhật những hoạt động, nội dung, tiết mục đặc sắc của Lễ hội chào đón năm mới lần thứ nhất, City Tết Fest-Thủ Đức 2025.
Thanh Trì là vùng đất cổ của Thăng Long-Hà Nội với nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc. Nhận thức rõ giá trị của hệ thống di sản này, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Trì đã quan tâm và có nhiều giải pháp tập trung vào việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản văn hóa. Nhờ đó, nhiều di tích, nhiều lễ hội, các hoạt động trình diễn dân gian được hồi sinh trong cuộc sống
Quá trình cư trú, sinh hoạt và sản xuất, đồng bào dân tộc thiểu số Hrê, Co và Ca Dong ở các huyện miền núi Quảng Ngãi kiến tạo nên sắc màu văn hóa truyền thống đặc sắc được thể hiện trong đời sống, tín ngưỡng, các điệu dân ca, dân vũ, nghi thức dân gian, sản phẩm thủ công truyền thống, ẩm thực... Đây là những giá trị cốt lõi quý báu, cần được bảo tồn, làm tiền đề phát triển du lịch.
Sáng 23/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp Báo Văn hóa tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
“Lâm Ðồng hiện không còn nơi nào thật sự để gọi là vùng sâu, vùng xa nữa”, câu nói ấn tượng tôi được nghe từ già làng, người có uy tín ở các thôn, buôn trên miền đất nam Tây Nguyên. Quả thật, có đi, có đến mới thấy hình ảnh “những con đường đất đỏ/lượn vòng trên cao nguyên” dần lùi vào ký vãng. Hôm nay, những con đường thênh thang trải nhựa đã nối dài những buôn xa.
Nhân dịp kỷ niệm 4 năm thành lập thành phố Thủ Đức (1/1/2021-1/1/2025); kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và mở đầu cho chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp Vietnam Brand Purpose (tổ chức tư vấn chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu Việt Nam toàn cầu) tổ chức Lễ hội chào đón năm mới lần thứ nhất - City Tết Fest Thủ Đức 2025.