Những năm tới, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam cần các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp lớn đầu tư, sử dụng các kết quả của tổ chức khởi nghiệp. Ngoài ra, để nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trở thành trung tâm khởi nghiệp của khu vực, Việt Nam cần xây dựng chính sách pháp luật, hành lang pháp lý tương xứng với tiềm lực, yêu cầu của giai đoạn mới.
Ngày 28/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia phối hợp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Thúc đẩy các nghiên cứu đột phá, xuất sắc tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh”.
Trước những cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ là khâu quan trọng, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành khác bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Sáng 26/6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập, với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, mặc dù các viện nghiên cứu, trường đại học có nhiều kết quả nghiên cứu và tài sản trí tuệ quan trọng, nhưng hàng hóa khoa học và công nghệ cung cấp từ các cơ sở này còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
Thị trường khoa học và công nghệ vận hành còn nhiều rào cản, vướng mắc; quan hệ tương tác, hợp tác giữa các chủ thể, nhất là viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Do vậy, phát triển thị trường khoa học và công nghệ một cách mạnh mẽ là một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.