Nhờ chủ động sáng tạo trong hoạt động và không ngừng đổi mới diện mạo, thời gian qua nhiều bảo tàng trên cả nước đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với công chúng trong nước và quốc tế, trở thành điểm đến văn hóa, du lịch nổi bật. Các mô hình, sáng kiến mang lại hiệu quả cho thấy sự nghiên cứu kỹ lưỡng và quyết tâm đổi mới của mỗi bảo tàng, nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách tham quan dựa trên những ưu thế đặc trưng của từng đơn vị.
Việc ứng dụng công nghệ số trong khai thác và bảo tồn di tích lịch sử văn hóa ở nước ta đã và đang được triển khai rộng khắp. Ở một góc nhìn rộng mở, quá trình này còn đem lại vô vàn lợi ích lâu dài, phục vụ cho nhiều lĩnh vực và đa dạng công việc.
Đà Nẵng xác định chuyển đổi số là "chìa khóa" để gỡ nhiều "điểm nghẽn", trong đó, có lĩnh vực văn hóa-di sản. Hiện nay, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong vận hành, quản lý tại các bảo tàng ở Đà Nẵng, đã và đang được triển khai.
Sau 1 năm triển khai hệ thống du lịch ảo Một chạm đến Đà Nẵng trên công nghệ thực tế ảo VR360, từ tháng 9/2022, Đà Nẵng tiếp tục phiên bản nâng cấp Một chạm đến Đà Nẵng trên công nghệ VR360 và vũ trụ ảo (mertaverse), đồng thời triển khai truyền thông du lịch Đà Nẵng trên kênh truyền hình và các nền tảng du lịch thương mại điện tử.
Chiều 10/11, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng công bố triển khai hệ thống du lịch ảo “Một chạm đến Đà Nẵng” trên công nghệ thực tế ảo VR360, tại địa chỉ https://vr360.danangfantasticity.com.