“Vũ điệu dâng trời” của người Cơ Tu

Trải qua quá trình phát triển, đồng bào Cơ Tu vẫn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống đặc sắc, trong đó phải kể đến điệu múa “Tâng tung da dá” hay còn gọi là “Vũ điệu dâng trời”.

Đoàn múa được già làng dẫn đầu, theo sau là đàn ông, trai tráng.
Đoàn múa được già làng dẫn đầu, theo sau là đàn ông, trai tráng.

Đây là điệu múa tập thể dành cho cả nam và nữ mang tính cộng đồng cao. “Tâng tung” là điệu múa của đàn ông, mang ý nghĩa vươn cao, sôi động, mạnh mẽ, thể hiện khát vọng chinh phục, mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn. “Da dá” là điệu múa của phụ nữ, có nghĩa là thẳng hàng, nhịp đều, mang ý nghĩa tâm linh là nhớ ơn trời đất, trung thành, kính trên nhường dưới. Các động tác trong điệu múa “Tâng tung da dá” mô phỏng cuộc sống lao động, sinh hoạt hằng ngày của người Cơ Tu như: hái lúa, bắt cá, săn bắt thú… 

“Vũ điệu dâng trời” thường được biểu diễn trong các lễ hội lớn của người Cơ Tu như: lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội dựng làng, dựng nhà Gươl,… như một cách để kết nối với vũ trụ, tổ tiên, ông bà và các vị thần, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của người Cơ Tu đối với các bậc tiền hiền.

“Vũ điệu dâng trời” của người Cơ Tu -0
Điệu hái lúa. 
“Vũ điệu dâng trời” của người Cơ Tu -0
Tiếng hú vang xa, cao vút của già làng thể hiện sức mạnh, uy nghiêm. 
“Vũ điệu dâng trời” của người Cơ Tu -0
Thanh niên, trai tráng trong làng mô phỏng hoạt động săn bắt thú dữ. 
“Vũ điệu dâng trời” của người Cơ Tu -0
Nam, nữ Cơ Tu hòa nhịp trong “Vũ điệu dâng trời”.