Ngày 24/4, Nga thực hiện cuộc tấn công dữ dội nhất vào Kiev kể từ tháng 7/2024, với 70 tên lửa và 145 UAV tấn công nhiều khu vực ở Ukraine. Ít nhất 12 người thiệt mạng và 90 người bị thương, theo lực lượng khẩn cấp Ukraine.
Iran khẳng định nước này nghiêm túc trong tiến trình đàm phán hạt nhân với Mỹ, nhưng vẫn giữ nguyên “lằn ranh đỏ”, bao gồm quyền làm giàu uranium cho mục đích dân sự.
Iran sẽ tham vấn Nga trước khi đàm phán hạt nhân lần hai với Mỹ ngày 19/4 tại Rome, Italy. Nga là một trong những quốc gia từng ký kết thỏa thuận hạt nhân với Iran năm 2015 và ủng hộ chương trình hạt nhân dân sự nước này, Moskva cũng từng ngỏ ý làm trung gian đàm phán giữa Iran và Mỹ nhằm giảm căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran.
Tại phiên điều trần trước quốc hội Pháp vào ngày 2/4, Ngoại trưởng nước này Jean-Noel Barrot cho biết rằng; nếu các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran thất bại, xung đột quân sự với Tehran là không thể tránh khỏi.
Theo hãng tin IRNA của Iran, ông Ali Larijani, cố vấn của Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei, cảnh báo Iran sẽ buộc phải theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân nếu bị Mỹ hoặc Israel tấn công.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian nhấn mạnh, Iran liên tục hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) để xác minh bản chất hòa bình của chương trình hạt nhân của Tehran.
Ngày 7/3, các quốc gia thành viên Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) đã thông qua một tuyên bố chung, tái khẳng định mối đe dọa hiện hữu của vũ khí hạt nhân đối với nhân loại và cam kết tiếp tục thúc đẩy mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn loại vũ khí này.
Quan chức Nga tuyên bố để ngỏ khả năng chuyển công nghệ hạt nhân cho "các nước thù địch với Mỹ", trong bối cảnh truyền thông phương Tây đưa tin về việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Chiều 11/10 (giờ Việt Nam), Ủy ban Nobel Na Uy công bố giải Nobel Hòa bình 2024 thuộc về Tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản vì "những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân và chứng minh qua lời kể của các nhân chứng rằng vũ khí hạt nhân không bao giờ được sử dụng nữa".
Theo báo SIPRI, tính đến tháng 1/2023, thế giới có khoảng 12.121 đầu đạn hạt nhân với 9.585 đầu đạn nằm trong kho dự trữ, trong đó, 2.100 đầu đạn trong tình trạng "sẵn sàng hoạt động ở mức độ cao".
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres từng nhận định, giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân chính là những “khoản đầu tư” vào nỗ lực bảo đảm nền hòa bình bền vững.
Phát biểu tại cuộc họp toàn thể cấp cao nhân Ngày Quốc tế chống thử nghiệm hạt nhân, ngày 29/8, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Csaba Korosi kêu gọi thế giới tiếp tục nỗ lực hướng tới một thế giới không có mối đe dọa hạt nhân và vì sự an toàn của mọi người.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev cho biết, hành động của những cá nhân tổ chức cuộc binh biến vũ trang hoàn toàn phù hợp với kế hoạch đảo chính được lên kế hoạch rất kỹ lưỡng và có tổ chức.
Nga vừa tuyên bố đình chỉ hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ, một động thái làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gia tăng chạy đua vũ trang. Cộng đồng quốc tế kêu gọi Moskva và Washington duy trì đối thoại, thể hiện trách nhiệm chung vì môi trường an ninh ổn định cho toàn thế giới.
Tuyên bố của Triều Tiên nêu rõ: "Nếu Mỹ tiếp tục đưa các khí tài chiến lược tới bán đảo Triều Tiên và khu vực chung quanh, Triều Tiên sẽ thể hiện rõ ràng hơn các hoạt động ngăn chặn của mình".
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto ngày 8/1 tuyên bố, vũ khí hạt nhân sẽ không được triển khai trên lãnh thổ nước này ngay cả sau khi gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Các nước thành viên SCO và SNG cam kết hợp tác ngăn chặn các mối đe dọa sinh học liên quan đến các hoạt động vi phạm các nghĩa vụ quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học.
Các hệ thống vũ khí chính được giới thiệu tại Ngày lực lượng vũ trang thể hiện nỗ lực của Hàn Quốc củng cố hệ thống phòng thủ theo 3 mũi để sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh trong khu vực.
Ngày 1/9, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết chỉ khi nào các cuộc thanh sát các địa điểm vũ khí hạt nhân của hai nước được nối lại, Washingtin mới có thể đàm phán với Moskva về hiệp ước thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START, hay còn gọi là START 3) giữa hai nước nhằm hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, ngày 8/8 kêu gọi các nước sở hữu vũ khí hạt nhân tuân thủ cam kết không tấn công phủ đầu bằng vũ khí nguyên tử, đồng thời cảnh báo cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã quay trở lại trong bối cảnh căng thẳng quốc tế ngày càng gia tăng.
Tham dự Hội nghị rà soát của Liên hợp quốc về Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã đề xuất “Kế hoạch hành động Hiroshima” nhằm giảm thiểu rủi ro hạt nhân.
Tại hội nghị của Liên hợp quốc, Thủ tướng Nhật Bản dự kiến sẽ nhấn mạnh việc không nên sử dụng vũ khí hạt nhân và kêu gọi các cường quốc hạt nhân tăng cường tính minh bạch trong kho vũ khí của họ.
Iran tái khẳng định chính sách chiến lược của Tehran là tìm cách sử dụng công nghệ hạt nhân vì các mục đích hòa bình trong khuôn khổ luật pháp và quy tắc quốc tế.
Văn phòng Liên hợp quốc quản lý Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) mới đây thông báo tất cả các nước Mỹ Latinh và Caribe đã phê chuẩn hiệp ước này.