Theo đề xuất, 500 triệu euro sẽ được dùng để mở rộng các cửa khẩu biên giới hiện có ở thành phố Przemysl, số còn lại sẽ được dành để hiện đại hóa các cửa khẩu biên giới đường sắt Ba Lan-Ukraine.
Để giúp châu Phi vượt qua cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, các đối tác phát triển vừa cam kết hỗ trợ hàng chục tỷ USD thúc đẩy sản xuất lương thực tại châu lục này trong 5 năm tới. Các nhà phân tích cho rằng, chìa khóa giúp giải quyết tận gốc nạn đói tại châu Phi là tăng cường năng lực tự sản xuất, thay vì phụ thuộc nhập khẩu và cứu trợ.
Ngày 31/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nêu điều kiện tiến hành thảo luận việc nối lại hoạt động đi lại qua hành lang an ninh, được thiết lập theo Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen.
Moskva đã quyết định ngừng việc tham gia thỏa thuận xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp từ các cảng của Ukraine bên bờ Biển Đen sau cuộc tấn công nhằm vào các tàu Nga tại bán đảo Crimea.
Kể từ tháng Tám, đã có 25 chuyến tàu chở nông sản xuất khẩu của Ukraine rời cảng theo thỏa thuận khung ngày 22/7, do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian.
Ngày 16/8, dữ liệu của công ty phân tích Refinitiv Eikon cho thấy, tàu Brave Commander đã rời cảng Pivdennyi của Ukraine, chở theo 23 nghìn tấn lúa mì - lô hàng viện trợ lương thực nhân đạo đầu tiên từ Ukraine tới châu Phi kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này hồi tháng 2 vừa qua.
Tàu chở ngũ cốc đầu tiên rời Ukraine theo thỏa thuận được Liên hợp quốc hậu thuẫn ngày 10/8 đã cập cảng Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi có thông tin chuyến hàng này cuối cùng đã tìm thấy người mua.
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, kết thúc tuần giao dịch 18/7-24/7, giá các mặt hàng nông sản tiếp nối đà giảm của tuần trước. Tuy nhiên, nhóm kim loại bất ngờ khởi sắc sau chuỗi dài lao dốc, trong khi nhóm năng lượng chứng kiến sự tăng vọt của giá khí tự nhiên. Điều này đã kéo chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 1,42% lên mức 2.530,89 điểm sau 5 tuần liên tiếp suy yếu.
Nga và Ukraine dưới sự trung gian của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cuối tuần qua đã ký thỏa thuận về việc nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc cho các thị trường quốc tế qua đường Biển Ðen. Thỏa thuận được đánh giá là rất tích cực này góp phần xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Lãnh đạo hai nước đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc gặp ba bên, trong đó có Iran, cũng như việc triển khai quân đội tại Syria theo cơ chế hòa bình Astana.
Ngày 26/6, các quan chức Thổ Nhĩ đã chia sẻ về nguyên nhân Ankara không tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, đồng thời xác nhận Ankara đang nỗ lực gỡ bỏ các trở ngại trước thềm những cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc ra thị trường thế giới trước khi sự việc trở nên “quá muộn”.
Ngày 12/6, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Senik cho biết, nước này đã thiết lập 2 tuyến xuất khẩu ngũ cốc qua Ba Lan và Romania, theo đó ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Bộ Nông nghiệp Ukraine ngày 7/6 cho biết, xuất khẩu ngũ cốc, hạt có dầu và dầu thực vật của nước này tăng 80% trong tháng 5, đạt 1.743 triệu tấn, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so sản lượng xuất khẩu trong tháng 5/2021.
Trong cuộc họp báo trực tuyến từ Geneva (Thụy Sĩ) ngày 3/6, Điều phối viên của Liên hợp quốc về vấn đề Ukraine Amin Awad cho biết, Liên hợp quốc đang tích cực thúc đẩy đối thoại để nhanh chóng khôi phục hoạt động xuất khẩu lương thực từ Ukraine và Nga.
Điện Kremlin cho biết, trong cuộc điện đàm ngày 28/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với các nhà lãnh đạo của Pháp và Đức rằng Nga sẵn sàng thảo luận về các cách thức để tạo điều kiện cho việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng ở Biển Đen.
Ngày 27/5, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sẵn sàng cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua các cảng biển, đồng thời tiến hành đàm phán với Kiev về vấn đề trao đổi tù binh.
Ngày 4/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đề xuất kế hoạch tái thiết Ukraine nhằm giúp quốc gia này phục hồi sau cuộc xung đột với Nga.