Chế biến trái cây cấp đông tại Nhà máy chế biến nông sản của Công ty cổ phần Công nghiệp thực phẩm Thabico (Tiền Giang). (Ảnh: KHÁNH AN)

Mở rộng giao thương nông sản tại thị trường Đông Bắc Á

Theo Bộ Công thương, khu vực Đông Bắc Á là thị trường có quy mô dân số lớn khoảng 1,7 tỷ dân với nhu cầu ngày càng cao về các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Ngoài Trung Quốc là thị trường truyền thống, Nhật Bản và Hàn Quốc đang nổi lên là những đối tác thương mại nông sản tiềm năng của Việt Nam tại khu vực này.
Thu hoạch tiêu hữu cơ phục vụ xuất khẩu ở huyện Vĩnh Linh.

Xuất khẩu "thơm, cay"

Tỉnh Quảng Trị đang đẩy mạnh xuất khẩu tiêu khô trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ sang thị trường Hoa Kỳ và các nước châu Âu. Đây là mặt hàng đem lại giá trị kinh tế cao. Tiêu khô có mùi vị thơm, cay, nhiều công dụng trong ẩm thực, đời sống. Xuất khẩu tiêu khô được nhiều người gọi là xuất khẩu món hàng thơm, cay đặc trưng của miền đất nắng gió này.
Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Tổng công ty May 10. (Ảnh: QUỲNH CHI)

Tăng tốc xuất khẩu dệt may

Thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam chịu nhiều áp lực từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, khiến lượng đơn hàng đứng trước nguy cơ đứt gãy, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, nhờ kịp thời triển khai các giải pháp ứng phó, ngành vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng cũng như nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, sức chống chịu nhằm vươn lên trong chuỗi thương mại toàn cầu. (Ảnh: MINH DŨNG)

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức từ thuế quan của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu với các mặt hàng chủ lực như thủy sản, gỗ, điện tử, dệt may,... Nếu chính sách thuế đối ứng được áp dụng, chắc chắn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng, giảm việc làm và gây ra nhiều hệ lụy cho thương mại toàn cầu.
Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi).

Hòa Phát sẵn sàng khởi công Nhà máy sản xuất ray thép tại Dung Quất

Sáng 18/4, Tập đoàn Hòa Phát cho biết ngoài việc tập trung toàn bộ nguồn lực nhằm hoàn thành dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 trong năm 2025, Tập đoàn cũng đã sẵn sàng khởi công Nhà máy sản xuất ray thép tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) với vốn đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng.
Sản xuất dây điện tại Công ty cổ phần Cơ điện Trần Phú, Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) Hải Dương. (Ảnh: ĐĂNG ANH)

Duy trì đà tăng sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trong các tháng đầu năm tiếp tục cải thiện và duy trì đà tăng trưởng tốt. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I/2025 tăng 7,32% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế với tốc độ tăng 9,28%. Mặc dù vậy, sản xuất công nghiệp dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong các tháng tiếp theo.
Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu tại Tổng công ty May Hưng Yên. (Ảnh NGỌC MAI)

Bình tĩnh ứng phó với chính sách thuế của Mỹ

Chỉ nửa ngày sau khi thuế đối ứng của Mỹ áp với 180 đối tác thương mại có hiệu lực, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ thông báo tạm hoãn kế hoạch áp thuế trong 90 ngày và giảm mức thuế này xuống còn 10%. Lý do dẫn đến quyết định này do có hơn 75 quốc gia đã liên hệ với các đại diện của Mỹ để đàm phán giải pháp cho các vấn đề liên quan đến thương mại, rào cản thương mại, thuế quan... trong đó có Việt Nam.
Quang cảnh tọa đàm.

Hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời ứng phó với mức thuế đối ứng 46% của Mỹ

Với việc Việt Nam là nước chịu mức thuế đối ứng cao, lên tới 46% đang gây áp lực lớn và lo lắng cho cộng đồng doanh nghiệp về khả năng giảm lợi nhuận, thu hẹp đơn hàng và thị phần xuất khẩu, cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng và bị tăng tồn kho, khi các đối tác Mỹ có thể tìm nguồn hàng thay thế từ các nước không bị áp thuế cao.
[Infographic] Tình hình kinh tế quý I/2025

[Infographic] Tình hình kinh tế quý I/2025

Theo Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025. Cùng với những chỉ số kinh tế cơ bản khác như hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa … đã phản ánh sự phục hồi tích cực của nền kinh tế, đồng thời tạo tiền đề cho tăng trưởng các quý tiếp theo của năm 2025.
Mỹ là nước nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ, Mỹ là thị trường nhập khẩu nhiều nhất trong 16,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Các doanh nghiệp cần bình tĩnh trước thông tin Mỹ áp thuế cao đối với Việt Nam

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Sắc lệnh hành pháp, áp dụng mức thuế tối thiểu và bổ sung lên 180 thị trường nhập khẩu. Trong đó, đối với riêng Việt Nam, mức thuế theo công bố là 46%, thuộc tốp cao thế giới. Thông tin trên khiến “gây sốc” cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp đang xuất khẩu sang thị trường này.