Nét riêng trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì ở bản Pa Pảng, xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Nét riêng trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì ở bản Pa Pảng, xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.

[Ảnh] Vẻ đẹp trang phục truyền thống Hà Nhì ở bản Pa Pảng

NDO - Nằm nép mình dưới chân núi giữa vùng biên viễn Tây Bắc, bản Pa Pảng (xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) là nơi sinh sống của 41 hộ dân với 167 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Hà Nhì chiếm tới 95,8%.

Giữa những thách thức của đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, người Hà Nhì nơi đây vẫn bền bỉ gìn giữ những phong tục tập quán, trang phục truyền thống như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần và bản sắc văn hóa.

[Ảnh] Vẻ đẹp trang phục truyền thống Hà Nhì ở bản Pa Pảng ảnh 1

Trang phục truyền thống của phụ nữ Hà Nhì ở Pa Pảng mang sắc thái riêng biệt.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Hà Nhì ở Pa Pảng mang sắc thái riêng biệt. Đặc trưng dễ nhận thấy là tông màu chàm sẫm làm chủ đạo, điểm xuyết những đường thêu tay khéo léo, tinh xảo trên nền vải lanh dệt thủ công.

Đối với phụ nữ Hà Nhì, bộ trang phục truyền thống được kết hợp khăn quấn đầu cùng nhiều loại trang sức, phụ kiện như vòng cổ, vòng tay, khuyên tai.

[Ảnh] Vẻ đẹp trang phục truyền thống Hà Nhì ở bản Pa Pảng ảnh 2

Trang phục truyền thống hiện diện trong đời sống hằng ngày.

Chiếc áo của phụ nữ Hà Nhì được trang trí bằng những hoa văn, họa tiết thêu thủ công, mô phỏng hình ảnh thiên nhiên như: lá cây, hoa văn, hình học… biểu trưng cho sự sinh sôi, gắn kết cộng đồng.

Trang phục nam giới đơn giản, mộc mạc hơn, thường là áo dài, quần ống đứng màu chàm.

[Ảnh] Vẻ đẹp trang phục truyền thống Hà Nhì ở bản Pa Pảng ảnh 3

Trang phục truyền thống của người Hà Nhì ở Pa Pảng.

Là một trong sáu bản của xã Nậm Ban - nơi có 420 hộ dân thuộc ba dân tộc chính là H'Mông, Mảng và Hà Nhì cùng sinh sống - bản Pa Pảng hiện vẫn thuộc diện khó khăn.

Người Hà Nhì cư trú theo hình thức quần cư. Đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc vào thời tiết nên chưa có sự phát triển bền vững.

[Ảnh] Vẻ đẹp trang phục truyền thống Hà Nhì ở bản Pa Pảng ảnh 4

Đời sống bà con Pa Pảng chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Trong hoàn cảnh đó, việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gặp không ít trở ngại. Một số hủ tục, phong tục lạc hậu vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội và quá trình phát triển chung của bản.

[Ảnh] Vẻ đẹp trang phục truyền thống Hà Nhì ở bản Pa Pảng ảnh 5
Cần mở các lớp tập huấn kỹ năng bảo tồn trang phục dân tộc Hà Nhì.

Tại Pa Pảng, trang phục truyền thống vẫn hiện diện trong cuộc sống, trong các hoạt động văn hóa và sinh hoạt cộng đồng. Việc bảo tồn trang phục không chỉ là bảo tồn cái đã có mà còn là quá trình “sống cùng” với văn hóa trong nhịp phát triển hiện đại.

[Ảnh] Vẻ đẹp trang phục truyền thống Hà Nhì ở bản Pa Pảng ảnh 6

Người Hà Nhì gắn bó với trang phục truyền thống.

Người Hà Nhì ở Pa Pảng hôm nay đang từng bước thích nghi với đời sống mới. Những bộ váy chàm, những nghi lễ cổ truyền, tri thức dân gian vẫn được nuôi dưỡng trong lòng cộng đồng.

[Ảnh] Vẻ đẹp trang phục truyền thống Hà Nhì ở bản Pa Pảng ảnh 7
Rất cần vinh danh nghệ nhân về nghề thủ công liên quan đến trang phục truyền thống.

Để bản sắc ấy không mai một, rất cần sự hỗ trợ thiết thực từ các cấp, các ngành, từ việc tổ chức lớp học dệt thêu truyền thống, khôi phục lễ hội văn hóa đặc trưng gắn với tổ chức trình diễn trang phục truyền thống, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch cộng đồng gắn với tìm hiểu văn hóa bản địa...

[Ảnh] Vẻ đẹp trang phục truyền thống Hà Nhì ở bản Pa Pảng ảnh 8

Bảo tồn trang phục truyền thống gắn với quảng bá văn hóa dân tộc Hà Nhì ở Pa Pảng.

Bên cạnh đó, việc lồng ghép giáo dục văn hóa dân tộc trong trường học, phát huy vai trò của thanh niên, phụ nữ trong giữ gìn bản sắc cũng là hướng đi cần thiết. Giữ được những màu sắc riêng giữa thời kỳ hội nhập không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm tự hào và trách nhiệm của mỗi người dân nơi đây.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 209/QĐ- BVHTTDL về việc phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay". Thời gian thực hiện đề án đến năm 2030.

Mục tiêu của Đề án nhằm bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc...

back to top