Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Lai Châu họp bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm.

Lai Châu phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 25/6

Chiều 22/4, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến từ tỉnh đến cơ sở nhằm thống nhất kế hoạch, lộ trình, nhiệm vụ và phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện; phấn đấu hoàn thành toàn bộ Chương trình xóa nhà tạm, dột nát trước ngày 25/6.
Một số hộ dân đang hoàn thiện nhà tại nơi ở mới.

Triển khai các dự án di chuyển dân khỏi vùng nguy cơ ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là địa phương thường chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong 5 năm trở lại đây, đã có hàng chục người chết, mất tích; hàng trăm ngôi nhà bị vùi lấp do ảnh hưởng bởi mưa đá, gió lốc và đặc biệt là sạt lở đất. Để giúp người dân ổn định cuộc sống, những năm qua, huyện Phong Thổ đã huy động nguồn lực để thực hiện các dự án di dân đến nơi ở mới an toàn.
Từ bao đời nay, cuộc sống của người Thái luôn gắn liền với những con sông, con suối. (Trong ảnh: Bà con thi bắt cá suối.)

Tái hiện đời sống gắn với sông suối của người Thái qua lễ hội Then Kin Pang

Người Thái ở Lai Châu chiếm gần 32% dân số toàn tỉnh. Từ bao đời nay, đời sống của bà con luôn gắn liền với các con sông, con suối. Sông, suối cung cấp nguồn nước sinh hoạt và phục vụ canh tác nông nghiệp. Sông, suối cũng cung cấp nguồn sinh thủy dồi dào, phát triển nghề chài lưới, đánh bắt thủy sản; lưu giữ một phần văn hóa trong đời sống sinh hoạt thường ngày của bà con.

Vườn rau của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Ngà.

Trường học nông trại giúp học sinh có thêm kỹ năng

Mô hình trường học nông trại gắn kiến thức học tập ở trường với thực tế cuộc sống, góp phần định hướng nghề nghiệp, cung cấp thêm kỹ năng sống cho học sinh. Đồng thời giúp các nhà trường chủ động một phần đối với nguồn thực phẩm sạch bổ sung cho bữa ăn bán trú. Mô hình này hiện đang được triển khai hiệu quả ở các trường học trên địa bàn huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu).
Mó nước nơi Nàng Han tắm rửa trước khi bay về trời nằm ngay dưới chân đền thờ đã được trùng tu, tôn tạo.

Tìm về lễ hội Nàng Han

Mường So được coi là cái nôi của người Thái trắng (Lai Châu) với nhiều di tích lịch sử, lễ hội truyền thống; trong đó, truyền thuyết về nữ anh hùng Nàng Han có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, mang lại bình yên cho bản làng. Hằng năm, vào Rằm tháng Hai, đồng bào nơi đây tổ chức lễ hội tưởng nhớ công ơn của nữ anh hùng Nàng Han.
Đến thờ vua Lê Thái Tổ nơi được lắp đặt bảng gắn chíp của dự án "Yêu lắm Việt Nam".

Cùng "Yêu lắm Việt Nam" khám phá Lai Châu

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” đã được Báo Nhân Dân và đối tác công nghệ hoàn thành lắp đặt bảng gắn chíp NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch ở Lai Châu. Thông qua các bảng gắn chíp này, người dân và du khách sẽ có được trải nghiệm độc đáo, khám phá mới lạ về một Lai Châu hào hùng, nhưng cũng đầy huyền bí và thơ mộng.
Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ- Lai Châu

Cân bằng giữa bảo tồn và phát triển

Du lịch cộng đồng ngày càng trở thành xu hướng phát triển mạnh tại nhiều địa phương của Việt Nam, mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân bản địa và góp phần quảng bá văn hóa vùng miền. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng cũng kéo theo nguy cơ thương mại hóa, làm mai một giá trị nguyên bản của các cộng đồng. Làm thế nào để cân bằng giữa việc bảo tồn bản sắc văn hóa và khai thác du lịch một cách bền vững?
Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ là lợi thế lớn của du lịch Lai Châu. (Ảnh: THU HÀ)

Kết nối du lịch Lai Châu với doanh nghiệp Hà Nội

Du lịch Lai Châu có nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, nét độc đáo của văn hóa các dân tộc. Tuy nhiên, lợi thế này chưa được khai thác tương xứng. Do đó, ngành du lịch Lai Châu phối hợp Sở Du lịch Hà Nội và các doanh nghiệp du lịch tại Thủ đô tìm giải pháp thu hút khách du lịch đến tỉnh miền núi phía bắc này.
Những bữa cơm bán trú làm ấm lòng học trò ở Mường Tè, giúp các em yên tâm học tập.

[Ảnh] Những bữa cơm bán trú ấm lòng học trò vùng khó khăn Mường Tè

Những bữa cơm bán trú bảo đảm về chất giúp học sinh nghèo ở các bản vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của huyện biên giới Mường Tè yên tâm học tập. Phụ huynh cũng yên lòng khi cho con em mình ở bán trú tại trường. Cũng nhờ vào chế độ bán trú mà học sinh vùng khó khăn ở Mường Tè vẫn duy trì được tỷ lệ chuyên cần; chất lượng giáo dục năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ phổ cập và đạt chuẩn phổ cập các cấp được bảo đảm...
Nơi ở mới của 85 hộ dân tộc Mảng bản Nậm Suổng.

Xây cuộc sống mới cho người Mảng ở Nậm Suổng

Bản Nậm Suổng, xã Vàng San, huyện Mường Tè (Lai Châu) với 100% hộ đồng bào dân tộc Mảng là một trong những dân tộc khó khăn đặc biệt của cả nước. Mới đây, từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, 85 hộ dân nơi đây đã được di chuyển đến nơi ở mới và đang xây dựng cuộc sống mới nhiều khởi sắc.
Bản Nà Khương sở hữu cảnh quan đẹp và bản sắc văn hóa vùng cao đậm đà.

[Ảnh] Cọn nước Nà Khương, điểm hẹn mùa xuân hấp dẫn ở Lai Châu

Chỉ cách thành phố Lai Châu khoảng 30km, với giao thông thuận lợi và khí hậu mát lành, cụm cọn nước (guồng nước) khoảng 30 chiếc ở bản Nà Khương (xã Bản Bo, huyện Tam Đường) đã trở thành một điểm du lịch thu hút du khách thập phương vài năm gần đây. Công trình vừa phục vụ đồng bào Thái làm nông nghiệp, vừa tạo nên vẻ đẹp hoang sơ và độc đáo của miền sơn cước.    
Học sinh Câu lạc bộ Mỹ thuật Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu thực hành vẽ tranh bằng sáp ong.

Mỹ thuật góp sức đưa di sản vào đời sống

Gần 20 năm gắn bó với ngành giáo dục tỉnh Lai Châu, cô giáo mỹ thuật kiêm họa sĩ Nguyễn Thanh Thanh (quê Phú Thọ) dành nhiều tình yêu, nhiệt huyết và đã có các sáng kiến thiết thực trong việc bảo tồn, quảng bá văn hóa các dân tộc thiểu số vùng cao.
back to top