Cơn bão Yagi quét qua Vịnh Hạ Long, cuốn phăng 70% thảm thực vật ở rừng nguyên sinh. Hạ Long, sau đại dịch Covid-19 chưa kịp hồi phục, lại bị bồi thêm cơn lốc tàn khốc của mẹ thiên nhiên. Suốt 30 năm qua, di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long không ít lần phải “gồng mình” chống chọi trước sự biến đổi của môi trường, những tác động của biến đổi khí hậu như cơn bão Yagi lần này, và cả sự vô tâm của con người trong bảo vệ di sản.
Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.
Ca Huế, một loại hình nghệ thuật truyền thống của xứ Huế, là sự kết tinh giữa âm nhạc cung đình và dân gian, đại diện cho tinh thần tao nhã, sâu lắng của vùng đất cố đô. Những buổi biểu diễn Ca Huế trên sông Hương từ lâu đã trở thành trải nghiệm độc đáo, thu hút du khách gần xa. Tuy nhiên, dưới áp lực thương mại hóa, loại hình nghệ thuật này đang đứng trước nguy cơ phai nhạt giá trị, đòi hỏi các nỗ lực bảo tồn và chấn chỉnh mạnh mẽ để giữ gìn bản sắc văn hóa.
Gồm 10 chương 154 điều, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) mới đây đã cập nhật về di sản tư liệu, điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề về chuyển đổi số di sản; quyền sở hữu trí tuệ trong khai thác di sản văn hóa cũng như hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, dự thảo chưa đề cập nhận diện, quản lý về một loại hình di sản không kém phần quan trọng là di sản công nghiệp.
Liên quan đến việc triển khai dự án khu đô thị tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản 4773/BVHTTDL-DSVH do Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương ký, đề nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với chính quyền địa phương và chủ đầu tư khẩn trương kiểm tra thực tế tại khu vực dự án, để đề xuất biện pháp xử lý, bảo vệ các giá trị di sản.
Với một hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, việc ứng dụng công nghệ số là một trong những giải pháp quan trọng để lưu trữ dữ liệu, quản lý và bảo tồn di sản. Cũng từ quá trình này, đã và đang hình thành nên loại hình di sản số.
Sáng 6/9, tại Ninh Bình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp tỉnh Ninh Bình tổ chức kỷ niệm 50 năm Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước 1972), với chủ đề "50 năm tới - Di sản thế giới, nguồn lực cho tự cường, tính nhân văn và đổi mới sáng tạo”.
Công nghệ mới này sẽ kết hợp chức năng của camera giám sát và hệ thống chữa cháy bằng cách phân tích ngọn lửa và khói do camera ghi lại và tự động phun nước.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ đã ra văn bản số 2888 /BVHTTDL-DSVH do Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương ký ngày 4/8 về việc tăng cường phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, trộm cắp ở bảo tàng và di tích năm 2022.
Ngày 6/7, trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 9 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003), tại Paris, Pháp, Việt Nam đã trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026 với số phiếu cao nhất, 120 phiếu, cao nhất trong số các nước trúng cử.