Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan chỉ đạo Bệnh viện Nhi Trung ương chăm sóc và điều trị tốt nhất cho bệnh nhi liên quan đến sự việc tại Bệnh viện đa khoa Nam Định.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Nam Định nghiêm khắc xử lý các cá nhân, tập thể nếu phát hiện có các vi phạm quy trình tiếp nhận, xử trí cấp cứu cháu bé tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định.
Tiến sĩ Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, bệnh nhi trong vụ tai nạn bị xe ba bánh tự chế chèn qua được đã được chuyển từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định lên khoa Cấp cứu-Chống độc của bệnh viện vào tối 3/5.
Cận kề kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tiếp tiếp nhận 2 trẻ nhập viện với chẩn đoán chấn thương bụng kín, chấn thương lách.
Có khoảng 1/3 trẻ em Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần nói chung (có ít nhất một rối loạn tâm thần). Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng rối loạn lo âu. Thiếu sự đồng hành của cha mẹ dẫn đến trẻ có nhiều hành vi gây tổn hại cho sức khỏe.
Khi con được kết luận mắc rối loạn phổ tự kỷ, cha mẹ phải xác định tâm lý, đối mặt với sự thật này và phải thấy con mình có nhiều điểm đáng khích lệ, nhiều điều tích cực để có thể đồng hành cùng con trong chặng đường dài. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại khó chấp nhận thực tế này và chưa hiểu hết trong hành trình giúp con hòa nhập xã hội.
Từ tháng 1 đến hết ngày 26/3, Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận 1.894 ca mắc sởi, cao gần gấp đôi so với tổng số ca mắc của cả năm 2024 (796 ca dương tính).
Vai trò của cha mẹ trong chăm sóc, can thiệp cho con mắc tự kỷ rất quan trọng. Vì thế, hằng năm, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương đều có những buổi chia sẻ chuyên môn, cung cấp kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ tâm lý và tạo cơ hội giao lưu để cha mẹ có thể tham gia hiệu quả vào quá trình can thiệp cho con mình.
Năm 2024, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp đón trên 45 nghìn lượt trẻ đến khám sức khỏe tâm thần nói chung, trong đó xấp xỉ 20% trường hợp khám với một số dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ.
Để bảo vệ sức khỏe tinh thần của con em mình, ngăn ngừa những hệ quả đáng tiếc xảy ra, các bậc phụ huynh cần được trang bị kiến thức đầy đủ để ngăn chặn sớm nguy cơ tự tử ở trẻ vị thành niên.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Quyết, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ khá đa dạng, chia thành 2 nhóm lớn: Suy giảm về giao tiếp xã hội và các hành vi, sở thích, hoạt động thu hẹp, lặp đi lặp lại.
Trước tình hình số ca mắc sởi tăng nhanh, nhiều trường hợp diễn biến nặng, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trên cả nước xây dựng kịch bản ứng phó, bảo đảm công tác điều trị và ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Bệnh viện Nhi Trung ương dành riêng Trung tâm Bệnh Nhiệt đới để làm nơi điều trị, cách ly bệnh nhân sởi. Bệnh viện thực hiện phân luồng từ sớm, khoa học để giảm thấp nhất tình trạng lây chéo. Đây là một trong những biện pháp phòng, chống bệnh sởi được triển khai từ sớm tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 19% ca mắc sởi từ 6 đến 9 tháng tuổi và 14% ca mắc sởi dưới 6 tháng. Hầu hết những ca mắc sởi nằm viện đều chưa tiêm vaccine. Đáng chú ý, nhiều bà mẹ không hề biết tới việc cần phải cho con tiêm mũi sởi 0 ngay từ khi 6 tháng tuổi để trẻ có miễn dịch sớm.
Lây nhiễm chéo trong bệnh viện là một nguyên nhân làm gia tăng số ca tử vong trong dịch sởi năm 2014. Vì vậy, nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra nếu các bệnh viện không tuân thủ thực hiện nghiêm hướng dẫn về phân luồng, thu dung, điều trị, cách ly người bệnh của Bộ Y tế.
Bị dập và đứt rời 3 ngón tay trái do vô tình chạm vào bộ phận cảm ứng của máy dập nắp cốc tự động tại gia đình, bé trai 5 tuổi đã được các bác sĩ khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật cấp cứu kịp thời.
Chiều 25/2, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đến thăm hỏi, chúc mừng các cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Nhi Trung ương nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Sau thời gian đi du lịch ở vùng núi rừng tại Indonesia, bệnh nhi người Australia phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy đa tạng do mắc sốt rét ác tính. Các bác sĩ phải thay huyết tương, lọc máu liên tục cho bệnh nhi để hỗ trợ các tạng.
Chỉ vài ngày trước Tết, 11 trường hợp trẻ bị ngộ độc nhập Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch. Trong đó, một trẻ tử vong vì được người nhà dùng mật cá trắm chữa bệnh.
Cơ thể đầy mệt mỏi sau truyền hóa chất, những mái tóc chỉ còn lơ thơ vài sợi, kim luồn vẫn cắm trên tay nhưng các em nhỏ vẫn trình diễn rất hăng say trên sân khấu Xuân Yêu thương tại Bệnh viện Nhi Trung ương sáng 18/1. Chương trình Tết dành cho các em nhỏ tại bệnh viện luôn mang đến những cảm xúc đặc biệt cho tất cả mọi người.
Sau 7 năm suy thận mạn giai đoạn cuối, sống lay lắt bằng lọc màng bụng, số phận đã mỉm cười với bé gái 12 tuổi khi có người cho chết não hiến tạng có các chỉ số tương thích cho thận. Cuối tháng 12 vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương lần đầu tiên chạy đua với thời gian để ghép thận từ người cho chết não, và lần đầu tiên phải xử trí tình huống thải ghép đầy căng thẳng.
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị tích cực cho một trường hợp cháu bé 3 tuổi suy hô hấp, ngừng thở, ngừng tim do bị dây mũ áo vướng vào cầu trượt thắt ngang cổ.
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa liên tục tiếp nhận nhiều ca hóc dị vật ở các độ tuổi khác nhau, gây tắc nghẽn đường thở. Đáng tiếc, có trẻ do chưa được sơ cứu đúng cách nên vào viện trong tình trạng nguy kịch dẫn đến hậu quả hết sức đáng tiếc.
Những chiếc bờm màu đỏ xinh xắn, những bộ mũ khăn choàng ấm cổ, những quả bóng được tạo hình đa dạng... dù chỉ nhỏ về giá trị, nhưng là những món quà có giá trị khích lệ tinh thần các em nhỏ đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Như mọi năm, "Giáng sinh yêu thương" tại đây, vẫn luôn mang đến những điều vui tươi, ấm áp và sẻ chia tới các bệnh nhi.
Bệnh nhi bị đa chấn thương bao gồm chấn thương sọ não, chấn thương ngực kín, gãy xương cánh tay trái, vết thương bàn chân, thành tim và cơ tim trẻ bị tổn thương nham nhở, các van tim không còn hoạt động hiệu quả sau tai nạn giao thông vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật, cấp cứu kịp thời.
Trung bình hàng năm có 43.000 trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương với rối loạn tâm thần, trong đó có khoảng 9.000 trẻ mắc các rối loạn tăng động giảm chú ý, chiếm khoảng 20%.