Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. (Ảnh: DUY LINH)

Miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Sáng 19/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với 454/458 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. (Ảnh: DUY LINH)

Bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động thông suốt của các cơ quan khi thực hiện sắp xếp

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, nguyên tắc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước là bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp và bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn.
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Phát huy hơn nữa vai trò của đại biểu Quốc hội trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) bổ sung các quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia từ sớm vào quy trình xây dựng, ban hành luật thông qua việc tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách, tổ chức soạn thảo văn bản.
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. (Ảnh: DUY LINH)

Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc biệt làm dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Nghị quyết của Quốc hội quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt để đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và các dự án thành phần, và một số cơ chế, chính sách đặc biệt áp dụng cho tỉnh Ninh Thuận để thực hiện dự án.
Các đại biểu Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Quốc hội thông qua mức giá khởi điểm để đấu giá số thuê bao di động

Luật Viễn thông (sửa đổi) quy định, giá khởi điểm để đấu giá số thuê bao dịch vụ viễn thông di động mặt đất được xác định bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người theo giá hiện hành của năm liền kề trước thời điểm đấu giá theo công bố của Tổng Cục Thống kê tính cho 1 ngày.
Quang cảnh một phiên thảo luận ở hội trường tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH)

Tuần làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 6: Tâm điểm hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Hôm nay (6/11), Quốc hội khóa XV bước sang tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 6 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó tâm điểm là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Người tiêu dùng được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh, bền vững

Người tiêu dùng được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh, bền vững

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vừa được Quốc hội thông qua quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, theo đó người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, cũng như được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng và tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh, bền vững.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng thủ dân sự. (Ảnh: DUY LINH)

Quy định cụ thể nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự

Luật Phòng thủ dân sự quy định nguyên tắc phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, với phương châm phòng là chính, kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng cho các tổ chức hợp tác xã

Theo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn, thu nhập, quyền và lợi ích hợp pháp khác của tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX và thành viên, đồng thời bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng giữa các tổ chức kinh tế tập thể này với các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong phiên họp sáng 10/11. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Không quy định về thành lập Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp ngoài nhà nước

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở chỉ quy định việc thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước; không quy định về thành lập Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp và tổ chức khác có sử dụng lao động thuộc khu vực ngoài nhà nước.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện. Ảnh: ĐĂNG KHOA

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện

Chiều 9/11, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, với 444/447 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 89,16 tổng số đại biểu Quốc hội). Đây là luật đầu tiên được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.