Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Công điện gửi các Bộ trưởng: Công an, Y tế, Công thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tình trạng thuốc giả, kém chất lượng đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội đã trở thành một vấn nạn đáng báo động, gây mất trật tự xã hội và lo lắng cho người tiêu dùng.
Chính phủ vừa ban hành nghị định số 24/2025/NĐ-CP trong đó quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Kết quả điều tra xác định Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty sản xuất thương mại dịch vụ Phát Hải đã dùng 10% cà-phê hạt và các chất phụ gia, 70% đậu nành, 20% vỏ cà-phê để sản xuất cà-phê giả.
Chiều 25/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình tổ chức tiêu hủy tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu gồm các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu với số lượng lớn, tổng trị giá hơn 1,1 tỷ đồng.
Ngày 26/11, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Đức Bình cho biết, qua kiểm tra, giám sát, năm 2024, các cơ quan chức năng của tỉnh đã kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm nhiều cơ sở, sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.
Ngày 7/8, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang củng cố hồ sơ xử lý vụ việc có dấu hiệu sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm xảy ra tại phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Trên thị trường hiện nay ở Hà Nội, nhiều mặt hàng bị làm giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, trong đó có thực phẩm và mỹ phẩm. Trước thực trạng này, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt hơn nữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, hàng giả, nhái đang xuất hiện tràn lan trên thị trường, len lỏi từ cửa hàng tạp hóa, phiên chợ ở vùng sâu, vùng xa đến những thành phố lớn. Những sản phẩm này khi lưu thông, tiêu thụ không chỉ gây ra hệ quả khôn lường đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Ngày 17/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an thành phố Thanh Hóa) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 8 đối tượng về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”.
Ngày 3/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam: Lê Thái Dương (sinh năm 1992); Phạm Văn Thắng (sinh năm 1982) đều ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương và Hắc Ngọc Tình (sinh năm 1975) ở xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa để điều tra, làm rõ tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi”.
Ngày 21/1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã tiến hành chuyên án phát hiện và triệt xóa đường dây “sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” và tạm giữ 8 đối tượng để điều tra.
Ngày 12/1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã phát hiện Công ty TNHH TM DV Trí Tiến sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm và tiến hành tạm giữ toàn bộ tang vật, phương tiện với giá trị ước tính khoảng 350 triệu đồng.
Tối 29/12, Công an thành phố Tuy Hòa cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Tuy Hòa vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với: Quách Thị Thu Hồng (sinh năm 1986) và Trương Thế Bảo (sinh năm 1996), cùng trú tại phường 7, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên để điều tra, làm rõ về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại khoản 2 Điều 192 Bộ Luật hình sự.
Ngày 22/6, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thanh Hóa đã khởi vụ án, khởi tố 6 bị can về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm.
Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 2 bị can trong vụ buôn bán thực phẩm chức năng giả. Đây là vụ án do lực lượng quản lý thị trường phát hiện và lần đầu tiên một vụ án vi phạm trên không gian mạng bị khởi tố.
Ngày 6/3, Đội Quản lý thị trường số 4 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương) tổ chức kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh N.V.K (ở thôn Bùi Xá, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang) và phát hiện cơ sở tàng trữ, buôn bán nhiều hàng giả.
Ngày 21/11, Công an thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình ra Quyết định khởi tố 4 đối tượng (tạm giam 3 đối tượng, cấm đi khỏi nơi cư trú 1 đối tượng) về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”. Sản phẩm làm giả là mặt hàng nước hoa được sản xuất với số lượng rất lớn để bán ra thị trường.
Ngày 25/8, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt giam đối với Nguyễn Đức Thuận (SN 1975, ngụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Dương Quốc Chính (SN 1960, ngụ quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) và Nguyễn Thị Kim Tuyến (SN 1971, ngụ quận 11, TP Hồ Chí Minh) về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh”.