Mở rộng phạm vi gói tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

Mở rộng gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc nâng quy mô chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản lên khoảng hơn 100.000 tỷ đồng và mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia thành Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, các tổ chức tín dụng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, không đúng quy định.

Xử lý nghiêm các ngân hàng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh

Ngay sau cuộc họp với các ngân hàng thương mại, chiều 25/2, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 1328/NHNN-CSTT chỉ đạo các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay.
Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pác Nặm kiểm tra việc sử dụng vốn vay phát triển chăn nuôi. (Ảnh: THU CÚC)

Vốn tín dụng chính sách giúp thoát nghèo

Với địa hình chia cắt, xuất phát điểm thấp, ở 108 xã, phường, thị trấn tại 8 huyện, thành phố của tỉnh Bắc Kạn, việc dùng “đòn bẩy” nào để thúc đẩy kinh tế, giúp người dân thoát nghèo là bài toán khó. Và một phần lớn lời giải cho bài toán ấy nằm ở vốn tín dụng chính sách xã hội.
Ảnh minh họa.

Vai trò quan trọng của tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng được xem là một giải pháp quan trọng nhằm hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
Dự án nhà ở xã hội ở quận 2, TP Hồ Chí Minh.

Điều chỉnh lãi suất, bảo đảm tính bền vững của chương trình nhà ở xã hội

Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP, từ ngày 1/8/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm. Mức lãi suất mới này được điều chỉnh nhằm bảo đảm tính bền vững của chương trình cho vay và giảm tải gánh nặng ngân sách nhà nước.
Hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên tổ chức giao dịch đến tận xã, vào một ngày cố định để tạo thuận lợi cho người dân.

Tín dụng chính sách “nâng đỡ” người dân thoát nghèo

Cùng với triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tỉnh Thái Nguyên xác định, tín dụng chính sách là kênh dẫn vốn quan trọng cho nên đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng chung tay vào cuộc trong sự nghiệp giảm nghèo. Hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã đồng hành, “nâng đỡ” người dân tiếp cận thuận lợi, sử dụng hiệu quả đồng vốn, để giảm nghèo bền vững.
Khách hàng giao dịch tại chi nhánh Ngân hàng Agribank.

Còn dư địa giảm lãi suất cho vay

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới, những ngày cuối tháng 8 này, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đồng loạt thông báo hạ lãi suất huy động, xuống mức thấp nhất hệ thống, tạo động lực cho các ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục trên đà giảm lãi suất.
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng BIDV.

Tiếp tục khơi thông dòng vốn cho sản xuất, kinh doanh

Sáu tháng đầu năm, các ngân hàng thương mại đã chủ động điều chỉnh và triển khai các chương trình, gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất cho vay với mức giảm khoảng 0,5-3,0%/năm tùy đối tượng khách hàng đối với các khoản vay mới. Với nỗ lực, quyết tâm của toàn ngành ngân hàng, mặt bằng lãi suất thị trường đã có xu hướng giảm, góp phần làm giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, nền kinh tế.
Giao dịch khách hàng tại chi nhánh ngân hàng Agribank.

Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, đặc biệt trong vụ thu hoạch đông-xuân năm 2023, ngày 24/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long thực hiện một số nội dung đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.