Bộ Tài chính đang hoàn thiện Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tín dụng ưu đãi dành cho học sinh, sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh các ngành khoa học-công nghệ-kỹ thuật và toán (STEM).
Bám sát định hướng, chủ trương của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hóa thành các mục tiêu, giải pháp thực hiện cho toàn hệ thống. Ngân hàng Nhà nước khu vực 11 quyết tâm triển khai nhiều giải pháp ngay từ đầu năm để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng lành mạnh, hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên.
Agribank triển khai chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh”, kết hợp cùng hàng loạt gói tín dụng ưu đãi có quy mô lớn, lãi suất cạnh tranh và thủ tục linh hoạt. Đây là hoạt động trọng tâm trong chiến lược đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp bứt phá mạnh mẽ và phát triển bền vững, tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế của Agribank trong hỗ trợ nền kinh tế.
Ngày 11/4, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2 cho biết, tính đến cuối quý 1/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 3,99 triệu tỷ đồng, tăng 1,39% so với cuối năm 2024 và tăng 11,82% so với cùng kỳ.
Ngày 10/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc họp triển khai chỉ đạo của Chính phủ về việc cho vay đối với các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố số liệu tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng vào thời điểm cuối tháng 12/2024. Theo đó cho thấy áp lực từ chênh lệch giữa huy động vốn và cho vay đang ngày càng lớn.
Kết thúc quý I/2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HOSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững và hiệu quả nhất. Đồng thời, Ngân hàng cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng nhằm chung tay cùng Chính phủ thúc đẩy kinh tế vĩ mô.
Ngày 28/3. Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank-Mã NAB: HOSE) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Đại hội đã thông qua các quyết sách quan trọng như: mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng, tiếp tục chia cổ tức 25%, tăng vốn điều lệ lên hơn 18.000 tỷ đồng, phát hành trái phiếu chuyển đổi tối đa 2.000 tỷ đồng, mở rộng mạng lưới ra nước ngoài.
Lo lắng phải chờ đợi quá lâu khi các phòng giao dịch ngân hàng hay Internet Banking bị quá tải, nhiều người lựa chọn cách chuyển tiền "chợ đen". Tuy nhiên, hình thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro, rất nhiều trường hợp mất tiền đáng tiếc đã xảy ra mà người mất không thể đòi lại cũng như không được đền bù.
Trên cơ sở bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đã cụ thể hóa các chỉ đạo thành các mục tiêu, giải pháp thực hiện cho toàn hệ thống. Riêng đối với công tác tín dụng, toàn ngành ngân hàng đã quyết tâm triển khai nhiều giải pháp ngay từ đầu năm để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng lành mạnh, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân, người lao động là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm bảo đảm an sinh xã hội, tạo nền tảng phát triển kinh tế bền vững. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nghiên cứu chính sách tín dụng ưu đãi phù hợp với nhà ở xã hội, nhất là có chính sách tín dụng ưu đãi cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống.
Nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao đang trở thành xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để khoa học-công nghệ thực sự trở thành động lực cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, đòi hỏi phải có những cơ chế chính sách phù hợp, nhất là khi nền nông nghiệp đang chuyển từ “nâu” sang “xanh”.
Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên đồng thời tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Để thực hiện thành công các mục tiêu này, ngành ngân hàng - trong đó có các ngân hàng thương mại, được kỳ vọng giữ vai trò tiên phong, trở thành đòn bẩy để phát huy, khai thác tiềm năng, cơ hội, tạo xung lực mới trong phát triển đất nước.
Bám sát chỉ đạo, định hướng của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ có thể mua được nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) ngay lập tức đưa ra thị trường gói cho vay ưu đãi với lãi suất cạnh tranh, chỉ từ 3,99%/năm nhằm giúp khách hàng sớm chạm tay vào giấc mơ “an cư, lạc nghiệp”.
Theo lãnh đạo HDBank, Chính phủ đã tiên phong, các doanh nghiệp sẵn sàng đổi mới, các ngân hàng cũng sẵn sàng đồng hành. Để thúc đẩy tăng trưởng, lãnh đạo HDBank cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ tại hội nghị sáng 11/2.
Cùng sự khởi sắc của tín dụng, nhiều ngân hàng thương mại thông báo vượt chỉ tiêu lợi nhuận được cổ đông giao năm 2024, thậm chí, không ít ngân hàng “hé lộ” mức lãi “tỷ USD”. Đây là cơ sở để kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng trong năm 2025 thêm khởi sắc.
Ngày 22/1, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 21.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2023.
Năm 2025, Agribank dành hơn 210.000 tỷ đồng vốn ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp cùng nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ, áp dụng từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 31/12/2025.
Ngày 7/1, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) cho biết, kết thúc năm 2024, ngân hàng vẫn duy trì tăng trưởng ổn định, khẳng định vị thế dẫn đầu về chất lượng tài sản.
Chiều 7/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mới đây đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng (TTTD) năm 2025. Trong đó dự kiến TTTD toàn hệ thống năm 2025 đạt khoảng 16%. Đánh giá mục tiêu này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là mức tăng phù hợp khi năm 2025, Chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP lên đến 8%.
Năm 2024 khép lại với nhiều điểm sáng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Những kết quả đạt được là tiền đề quan trọng, tạo thế và lực để toàn ngành cùng đất nước bước sang kỷ nguyên mới vươn mình, phát triển, giàu mạnh.
Khi thời điểm kết thúc năm kinh doanh đang đến gần, các tổ chức tín dụng đang nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm. Có thể thấy, đến thời điểm này, nhiều yếu tố đang hỗ trợ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt mục tiêu đề ra.
Nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh dịp cuối năm, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín dụng hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã chủ động trong việc ban hành các sản phẩm, chính sách cho vay nội bộ và tìm kiếm khách hàng thực hiện dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch để thẩm định và xem xét cho vay. Tuy nhiên trong quá trình này, việc cung ứng tín dụng còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ và tìm ra giải pháp.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân liên quan đến nội dung bài viết về cuộc cách mạng chuyển đổi số của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2024), Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ông có niềm tin rằng, từ chỉ đạo của Tổng Bí thư và thực tiễn đất nước hiện nay, thông điệp này sẽ được lan tỏa, thúc đẩy cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo nên cuộc cách mạng trong chuyển đổi số để nâng cao năng lực của lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất phù hợp với tình hình mới của đất nước.