Trong bối cảnh tăng trưởng xanh trở thành xu hướng toàn cầu, tín dụng xanh đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi kinh tế bền vững tại Việt Nam. Để dòng vốn này phát huy hiệu quả, cần một pháp lý thống nhất và các giải pháp đồng bộ.
Thực hiện yêu cầu của Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và hoạt động ngân hàng những tháng đầu năm 2025. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo một số thông tin liên quan đến thị trường vàng.
Ngày 18/4, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2 cho biết, tính đến cuối tháng 3, lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt 2,41 tỷ USD, bằng 25,3% so với cả năm 2024 và tăng 19,6% so với quý liền kề trước đó.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 8/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong quá trình xây dựng tầm nhìn chiến lược cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng - với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế - được xác định là lực lượng tiên phong, vừa tạo nền tảng ổn định, vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Ngày 15/4, Hội nghị “Đổi mới tài chính thế giới Việt Nam 2025” đã khai mạc tại Hà Nội. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp cùng Công ty TradePass (Ấn Độ) tổ chức sự kiện với mục tiêu góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công cuộc chuyển đổi số trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam, cũng như khuyến khích hợp tác, tạo ra một hệ sinh thái số chặt chẽ, hiệu quả và bền vững.
Ngày 10/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc họp triển khai chỉ đạo của Chính phủ về việc cho vay đối với các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố số liệu tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng vào thời điểm cuối tháng 12/2024. Theo đó cho thấy áp lực từ chênh lệch giữa huy động vốn và cho vay đang ngày càng lớn.
Cập nhật dự báo việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố hoãn thuế 90 ngày đối với một số quốc gia và tác động tới Việt Nam, ngày 10/4, Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã có báo cáo phân tích cho rằng các yếu tố ổn định vĩ mô (lạm phát, tỷ giá, lãi suất) vẫn sẽ được bảo đảm. Áp lực và lo ngại đã được phản ánh vào tỷ giá; theo đó, thị trường ngoại hối sẽ có diễn biến thuận lợi hơn.
Ngày 3/4, tại Hà Tĩnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Công bố Quyết định và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8 gồm ba tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Chiều 1/4, tại tỉnh Đồng Nai, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức công bố quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước khu vực 12 và Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 12.
Tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp được coi là “mắt xích” quan trọng, kết nối gần 10 triệu hộ nông dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Chủ trương của Đảng, Nhà nước xác định việc tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã là giải pháp quan trọng để đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hàng hóa, quy mô lớn và hiện đại.
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ V, nhiệm kỳ VII. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới
Ngày 26/3, tại Sơn La, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực III (được sắp xếp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 4 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình).
Ngày 25/3, tại Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Công bố Quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước khu vực 14 gồm các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa (chiếm 98%), khả năng tiếp cận vốn ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.
Trên cơ sở bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đã cụ thể hóa các chỉ đạo thành các mục tiêu, giải pháp thực hiện cho toàn hệ thống. Riêng đối với công tác tín dụng, toàn ngành ngân hàng đã quyết tâm triển khai nhiều giải pháp ngay từ đầu năm để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng lành mạnh, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 25/2 đến 18/3, đã có 23 ngân hàng thương mại trong nước điều chỉnh giảm lãi suất với mức giảm từ 0,1-1%/năm tùy theo từng kỳ hạn.
Chiều 13/3, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố quyết định thành lập Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 15 trên cơ sở hợp nhất Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 4 tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau.
Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngày 12/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, kể từ sau cuộc họp giữa cơ quan này với các ngân hàng ngày 25/2, đã có 20 ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động. Trong đó riêng từ đầu tháng 3 đến nay, có 15 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm.
Triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã gấp rút triển khai rà soát, sắp xếp tinh gọn bộ máy, đồng thời chủ động chuẩn bị và thực hiện chuyển đổi hệ thống công nghệ lõi kịp thời nhằm đáp ứng mô hình bộ máy mới, sẵn sàng với các yêu cầu nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới.
Trước những kiến nghị của doanh nghiệp về tiếp cận vốn, nhất là nguồn vốn ưu đãi, lãnh đạo ngành ngân hàng cho biết, tin tưởng tăng trưởng tín dụng sẽ đạt trên 16%, tương đương với 2,5 triệu tỷ đồng, từ đó hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên. Thông tin được đưa ra tại Hội thảo "Sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của người dân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, thu mua, tạm trữ, tiêu thụ (trong nước, xuất khẩu) lúa, gạo trong năm 2025; không để xảy ra tình trạng người dân, doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật mà không được tiếp cận hoặc chậm tiếp cận vốn vay do các điều kiện và thủ tục phiền hà.
Sau khi các ngân hàng thương mại liên tục giảm lãi suất huy động theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, nhà điều hành mới đây cũng chủ động cung ứng vốn rẻ cho các ngân hàng nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp.
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về kiểm soát lãi suất, nhiều ngân hàng đã nhanh chóng điều chỉnh lãi suất huy động. Theo thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, hiện đã có 12 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi với mức giảm từ 0,1-0,7%/năm và ở hầu hết các kỳ hạn.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước quán triệt và chỉ đạo toàn hệ thống tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức tín dụng đã đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi; đồng thời, đưa ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi với lãi suất hợp lý.