Hiệp định Paris 1973 là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao; là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao nước ta thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Văn kiện lịch sử này đánh dấu bước trưởng thành tột bậc của nền ngoại giao cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.
Hiệp định Paris được ký kết cách đây tròn nửa thế kỷ (27/1/1973-27/1/2023) đã kết thúc thắng lợi cuộc đàm phán dài nhất, phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ XX.
Cách đây 50 năm, vào ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết, đánh dấu một mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân ta và nền ngoại giao Việt Nam.
Ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber, ở Paris, Pháp. Các bên tham gia đàm phán và ký kết gồm: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam, Chính phủ Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Hiệp định Paris được ký kết là thắng lợi của cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao của Việt Nam. Đó cũng là thắng lợi của phong trào đấu tranh vì hòa bình cho Việt Nam của nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Pháp.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đánh giá Hiệp định Paris là đỉnh cao của nghệ thuật đàm phán trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, đồng thời nhận định Hội nghị Paris có 4 "cái nhất".
Ngày 19/4, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III phối hợp với Ban Liên lạc Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự Trại Davis tổ chức buổi gặp mặt truyền thống, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam (30/4/1975-30/4/2025) và đánh dấu nửa thế kỷ hoàn thành nhiệm vụ ngoại giao quân sự theo Hiệp định Paris.
Việc ký kết văn bản Hiệp định Paris là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, nhưng để các điều khoản của Hiệp định được thi hành nghiêm chỉnh, đạt được mục tiêu thống nhất đất nước là nhiệm vụ có tính quyết định để thắng lợi trọn vẹn. Nhiệm vụ ấy được hai Phái đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự Bốn bên (Hai bên Trung ương) hoàn thành xuất sắc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, hiểm nghèo giữa vòng vây của kẻ thù. Mặt trận ngoại giao quân sự đã góp phần xứng đáng vào Chiến thắng ngày 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, được Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh công nhận là “cánh quân thứ sáu”.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm là cuộc chiến đấu chống xâm lược, giành độc lập, thống nhất dài nhất của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Hội nghị Paris 4 bên nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình cũng là cuộc đàm phán ngoại giao kéo dài nhất trong lịch sử - đã dẫn đến Mỹ phải rút quân, quân dân ta tiến hành chiến dịch mùa xuân năm 1975, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Kéo dài gần 5 năm, Hội nghị Paris là cuộc đấu trí quyết liệt giữa một nền ngoại giao non trẻ với một nền ngoại giao lão luyện của siêu cường hàng đầu thế giới.
Năm 2023, trở lại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), tìm trong khối tài liệu của Đại sứ Hà Văn Lâu trao tặng, chúng tôi nhận thấy có những văn bản đặc biệt giá trị về tổng kết cuộc đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mỹ tại Paris từ năm 1968 đến năm 1973; có tài liệu chưa bao giờ được công bố, tài liệu tuyệt mật, tối mật liên quan đến vòng đàm phán. Bài phát biểu tại phiên toàn thể lần thứ 53 của Hội nghị Paris về Việt Nam, ngày 5/2/1970, là một trong những tài liệu đó.
Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam là những cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ với giặc ngoại xâm hùng mạnh để giành lại, giữ vững nền độc lập, hòa bình, tự do và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Ngày 13/5, tại Trụ sở của Hội người Việt Nam tại Pháp ở Paris diễn ra triển lãm ảnh và giới thiệu sách về các hoạt động của phong trào Việt kiều yêu nước và bạn bè Pháp trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Để đi đến ký kết được Hiệp định Paris, các chiến sĩ ở trại Davis đã phải trải qua nhiều thử thách về nghiệp vụ, tinh thần, lòng kiên trung với đất nước. Tình yêu đất nước, gia đình, con người đã giúp họ hoàn thành nhiệm vụ.
Ngày 25/4, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III phối hợp Ban Liên lạc Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự Trại Davis và Hội Những người bạn di sản Việt Nam (FVH) tổ chức Tọa đàm “Thi hành Hiệp định Paris - Câu chuyện của những nhân chứng lịch sử Trại Davis”.
Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP) tại thủ đô Washington phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tổ chức tọa đàm với chủ đề "Suy ngẫm nhân dịp 50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Những tác động đối với quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ ngày nay".
Ngày 28/1, Hội người Việt Nam tại Pháp tổ chức Tết cộng đồng trong không khí phấn khởi chào đón năm mới Quý Mão và mừng 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris, một sự kiện lịch sử của đất nước có phần đóng góp quan trọng của kiều bào yêu nước tại Pháp.
Ngày 27/1/1973 tại Trung tâm hội nghị Kleber ở thủ đô Paris, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã chính thức được ký kết. Trong thắng lợi này, bên cạnh đóng góp to lớn của các chính khách, còn có sự tham gia thầm lặng của nhiều bạn bè Pháp và bà con kiều bào, giống như những cánh én nhỏ góp phần làm nên mùa Xuân hòa bình cho Việt Nam.
Hiệp định Paris không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam, mà còn đi vào lịch sử cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, tự do, tiến bộ và công lý.
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết sau gần 5 năm đàm phán, tạo thế xoay chuyển cho Cách mạng Việt Nam, dẫn đến ngày toàn thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Đây là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân ta cùng với sự ủng hộ của nhân dân, bạn bè quốc tế vì độc lập, tự do, hòa bình và công lý.