Trong vòng 15 năm trở lại đây, số lượng trẻ tự kỷ tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể và trở thành một vấn đề xã hội rất đáng phải lưu tâm. Những bất thường của rối loạn phổ tự kỷ gây ảnh hưởng kéo dài suốt đời đến các chức năng cá nhân, gây suy giảm chất lượng sống, suy giảm nguồn nhân lực lao động kéo theo gánh nặng kinh tế lâu dài cho cả gia đình và xã hội. Không chỉ có vậy, mỗi năm sẽ có một con số không nhỏ trẻ tự kỷ bước vào tuổi trưởng thành. Phần lớn trong số họ phải đối diện với một tương lai mờ mịt khi người thân ngày càng già yếu, chi phí chăm sóc ngày một tăng cao, ít có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân. Tương lai của họ sẽ ra sao, khi cha mẹ không còn nữa cũng là một vấn đề an sinh xã hội gây nhức nhối.
Ngày 2/4 hằng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ với mục đích kêu gọi cộng đồng tăng cường sự quan tâm và hiểu biết về rối loạn này, giúp trẻ tự kỷ sớm được phát hiện, điều trị, được yêu thương nhiều hơn và dễ dàng hòa nhập cuộc sống hơn.
Trong cộng đồng cha mẹ có con tự kỷ, nhiều người biết tới chị Nguyễn Tuyết Hạnh, Chủ tịch Câu lạc bộ Gia đình người tự kỷ Hà Nội bởi những câu chuyện và những việc chị làm để truyền cảm hứng cho họ vượt lên hoàn cảnh, có nhiều năng lượng tích cực để đồng hành cùng con trong cả chặng đường dài.
Trung tâm Phát triển Cộng đồng Our Story không chỉ là nơi hỗ trợ học tập, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ, mà còn là điểm tựa để các em tự tin hòa nhập cộng đồng qua những kỹ năng sống và sản phẩm thủ công do chính tay mình tạo ra.
Âm nhạc là một ngôn ngữ tuyệt vời, để dù cho có khác nhau về suy nghĩ, các em nhỏ mắc tự kỷ vẫn có cách của mình để truyền tới những người chung quanh cảm xúc và tinh thần của mình.
Xây dựng chính sách an sinh xã hội bảo đảm quyền của người khuyết tật tự kỷ còn nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập. Trẻ tự kỷ được công nhận là một dạng khuyết tật, nhưng hiện nay vẫn chưa được hưởng đầy đủ quyền lợi và sự hỗ trợ cần thiết từ nhà nước.
Tung hứng không chỉ là một bộ môn nghệ thuật mà còn là hành trình rèn luyện sự tập trung, kiên trì và bản lĩnh. Với các em nhỏ tự kỷ, mỗi động tác chính xác là một chiến thắng, mỗi nụ cười là một niềm vui.
Khi con được kết luận mắc rối loạn phổ tự kỷ, cha mẹ phải xác định tâm lý, đối mặt với sự thật này và phải thấy con mình có nhiều điểm đáng khích lệ, nhiều điều tích cực để có thể đồng hành cùng con trong chặng đường dài. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại khó chấp nhận thực tế này và chưa hiểu hết trong hành trình giúp con hòa nhập xã hội.
Trong thế giới hội họa nhiều sắc màu, có những tác phẩm không chỉ là nét vẽ ngẫu hứng mà còn chứa đựng cả tâm hồn, cảm xúc và những thông điệp yêu thương. 115 bức vẽ cầu của em Tạ Đức Bảo Nam là hành trình nghệ thuật đặc biệt, nơi những em nhỏ mang trong mình hội chứng tự kỷ đã kể câu chuyện của riêng mình bằng hội họa. Mỗi bức tranh không chỉ là một cây cầu bằng giấy, mà còn là nhịp cầu kết nối tâm hồn các em với thế giới bên ngoài.
Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2024, Khoa Tâm thần của bệnh viện tiếp nhận trên 45 nghìn lượt trẻ khám sức khỏe tâm thần, trong đó gần 20% trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc tự kỷ. Bình quân mỗi năm, Bệnh viện Nhi Trung ương đón khoảng 10 nghìn lượt trẻ khám vì lý do này. Kết quả nghiên cứu cấp quốc gia năm 2018 tại 7 địa phương đại diện các vùng, miền cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 6 tuổi mắc tự kỷ ở Việt Nam là 0,7%, nhưng nếu mở rộng nghiên cứu tới trẻ lớn hơn, con số này có thể tăng thêm.
Vai trò của cha mẹ trong chăm sóc, can thiệp cho con mắc tự kỷ rất quan trọng. Vì thế, hằng năm, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương đều có những buổi chia sẻ chuyên môn, cung cấp kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ tâm lý và tạo cơ hội giao lưu để cha mẹ có thể tham gia hiệu quả vào quá trình can thiệp cho con mình.
Với rối loạn phổ tự kỷ, hiện các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân và hiện cũng chưa có phương pháp nào điều trị khỏi. Các biện pháp can thiệp giáo dục được chứng minh là có hiệu quả tốt nhằm giảm các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ, giúp trẻ học các kỹ năng quan trọng, nâng cao khả năng hòa nhập xã hội.
Năm 2024, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp đón trên 45 nghìn lượt trẻ đến khám sức khỏe tâm thần nói chung, trong đó xấp xỉ 20% trường hợp khám với một số dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ.
Để bảo vệ sức khỏe tinh thần của con em mình, ngăn ngừa những hệ quả đáng tiếc xảy ra, các bậc phụ huynh cần được trang bị kiến thức đầy đủ để ngăn chặn sớm nguy cơ tự tử ở trẻ vị thành niên.
"... Con đã được Hội kỷ lục gia Việt Nam cấp giấy chứng nhận là trẻ tự kỷ vẽ nhiều bức tranh về cầu nhất Việt Nam. Những bức tranh con vẽ với những người bình thường thì có thể rất bình thường nhưng với mẹ đó là kỳ tích, là niềm tự hào về con - Họa sĩ của mẹ!"
Chương trình “Hành trình khám phá những giác quan” là một trong những hoạt động nhân Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ 2/4. Chương trình dành cho trẻ tự kỷ với nhiều trải nghiệm, giúp các em tự tin tham gia các trò chơi phát triển kỹ năng xã hội, khả năng vận động và giao tiếp.
Trong can thiệp trẻ tự kỷ, phương pháp can thiệp dựa trên vui chơi có tác động rất hiệu quả để hỗ trợ cải thiện giao tiếp, tương tác hành vi ở trẻ, giúp trẻ phát triển các giác quan, trí tuệ và hòa nhập tốt hơn với thế giới chung quanh.
Khi nhận biết con mình có chứng tự kỷ, nhiều cha mẹ sốc, buồn bã, đổ lỗi cho nhau. Vì thế, việc hỗ trợ tâm lý cho cha mẹ của trẻ tự kỷ quan trọng để cha mẹ đồng hành cùng con trong chặng đường dài sau này.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Quyết, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ khá đa dạng, chia thành 2 nhóm lớn: Suy giảm về giao tiếp xã hội và các hành vi, sở thích, hoạt động thu hẹp, lặp đi lặp lại.