Thị trường carbon là một trong những công cụ chính sách chủ yếu để giảm phát thải khí nhà kính. Hiện nay, trên thế giới, thị trường carbon đang phát triển nhanh cả về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia. Việt Nam cũng đã tham gia và tích cực chuẩn bị cho quá trình hình thành và phát triển thị trường carbon trong nước, tiến tới hội nhập với khu vực và toàn cầu.
Thị trường carbon là một trong những công cụ chính sách chủ yếu để giảm phát thải khí nhà kính. Hiện nay, trên thế giới, thị trường carbon đang phát triển nhanh cả về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia. Dưới đây là một số thông tin về thị trường mua bán quan trọng này.
Thị trường carbon quốc tế được thiết lập đầu tiên trên cơ sở các cơ chế trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto (KP). Sau đó, các thị trường carbon nội địa và liên kết dần được hình thành, mở rộng tại nhiều quốc gia, khu vực.
Vừa qua, công ty giao dịch tín chỉ carbon đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức ra mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn nhận tín chỉ carbon như một loại hàng hóa đặc biệt, ông Vũ Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu, cho rằng, đây chính là yếu tố chiến lược để phát triển nền kinh tế nước ta trên cơ sở số hóa và xanh hóa.
Liên quan đến lộ trình xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon nội địa, đại diện Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho hay, trước mắt, đơn vị này dự kiến sẽ niêm yết các sản phẩm tín chỉ carbon liên thông với các sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới. Tất cả mọi công việc đều đã được chuẩn bị sẵn sàng và có thể triển khai được ngay trong quý IV này.
Châu Âu là khu vực đi đầu trong xây dựng và vận hành thị trường giao dịch quyền phát thải carbon và các khí nhà kính khác với mục tiêu kiểm soát và giảm phát thải với chi phí thấp nhất. Với sự tham gia của tất cả 27 nước thành viên EU và 3 quốc gia châu Âu khác, EU đang sở hữu Hệ thống giao dịch hạn ngạch phát thải lớn nhất thế giới.
Chính thức ra đời năm 2021, sau đúng 10 năm thí điểm, thị trường giao dịch quyền phát thải carbon (gọi tắt là “thị trường carbon”) của Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, được đánh giá là công cụ hữu hiệu để nước này hiện thực hóa “2 mục tiêu carbon” hướng tới phát triển xanh, bền vững.
Ngày 5/4, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) cho biết, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR - đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất) vừa được cấp chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU - hai chứng nhận quốc tế quan trọng về năng lượng tái tạo và giảm phát thải carbon.
Việt Nam đã có những bước đi mạnh mẽ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 đã được cụ thể hóa bằng chương trình hành động và nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án. Tuy nhiên, so với nhu cầu, diễn biến thực tế, chúng ta cần những hành động quyết liệt hơn.
Chính phủ Singapore sẽ cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho chủ sở hữu xe tải hạng nặng và xe buýt không phát thải, đồng thời mở rộng mạng lưới sạc cho các phương tiện này nhằm thúc đẩy quá trình điện khí hóa giao thông và tiến tới giảm phát thải carbon.
Ngày 24/1/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam", với mục tiêu góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước và trên thị trường thế giới, phát triển nền kinh tế các-bon thấp và chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam đặt mục tiêu đến trước tháng 6/2025 từng bước xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon và cơ chế trao đổi tín chỉ carbon.
Năm 2023, Việt Nam lần đầu bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng, tương đương 10,3 triệu tấn CO2, thu về khoảng 51,5 triệu USD (gần 1.250 tỷ đồng). Thị trường carbon góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và mang lại nguồn lợi tài chính lớn. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực được ghi nhận có nhiều tiềm năng về lĩnh vực này.
Việt Nam đang tích cực thực hiện các cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050 thông qua Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi giao thông sang năng lượng xanh. Mục tiêu không chỉ giảm ô nhiễm và nâng cao chất lượng sống, mà còn khai thác tiềm năng tín chỉ carbon.
Với lợi thế về diện tích rừng tự nhiên hiện có, Vườn quốc gia Tà Đùng được đánh giá là kho lưu trữ carbon lớn ở khu vực Tây Nguyên, nếu được khai thác hợp lý sẽ trở thành mô hình kinh tế xanh bền vững, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần cải thiện đời sống cho lực lượng giữ rừng nơi đây.
Các nước tham gia Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đạt được thỏa thuận về các quy tắc cho một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.
Gần 200 quốc gia tham gia Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã thông qua tiêu chuẩn mới về tín dụng carbon, đóng vai trò quan trọng trong việc khởi động thị trường carbon toàn cầu do Liên hợp quốc hậu thuẫn.
"Dấu chân carbon" (carbon footprint) trong du lịch là tổng lượng khí nhà kính, chủ yếu là CO2 được thải ra trong quá trình thực hiện một chuyến đi. Việc này bao gồm mọi hoạt động: Di chuyển tới điểm đến, ăn uống, lưu trú giải trí... Vì thế, du lịch tuy được gọi là ngành công nghiệp xanh, công nghiệp không khói nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ phát thải khá lớn. Thậm chí, ngành công nghiệp không khói còn được dự báo có thể sinh ra 6,5 tỷ tấn khí thải carbon vào năm 2025 và chiếm khoảng 13% lượng khí thải nhà kính; trong đó, hàng không chính là nguồn phát thải lớn nhất với 25% tổng lượng khí thải CO2 của ngành du lịch.
Việc các tập đoàn và quốc gia bù đắp lượng khí thải nhà kính thông qua các dự án chống biến đổi khí hậu ở nước ngoài sẽ thúc đẩy dòng vốn vào các nước nghèo, giúp tăng cường phát triển bền vững.