Sự kiện khẳng định vai trò của năng lượng sạch như một yếu tố cạnh tranh “sống còn” và “cơ hội vàng” cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
Tại hội thảo, các chuyên gia chỉ ra rằng ngành cơ khí, dù là nền tảng của sản xuất công nghiệp, đang đối mặt với những thách thức về tiêu thụ năng lượng và tác động môi trường.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và cam kết của Việt Nam tại COP26 về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, việc chuyển đổi sang năng lượng sạch là một yêu cầu cấp thiết và xu thế tất yếu cho mọi ngành, trong đó có ngành cơ khí.
Qua đó, các chuyên gia gửi thông điệp mạnh mẽ đến các doanh nghiệp ngành cơ khí, khẳng định năng lượng sạch và điện mặt trời là xu thế không thể đảo ngược và “cơ hội vàng” cho ngành cơ khí.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia nhấn mạnh, chuyển dịch năng lượng xanh được thúc đẩy bởi biến đổi khí hậu, áp lực giảm phát thải và sự phát triển vượt bậc của công nghệ năng lượng tái tạo.
Việt Nam cũng đang đối mặt với nhu cầu điện cấp bách để tăng trưởng kinh tế, nguy cơ thiếu điện sạch, và đã đưa ra cam kết mạnh mẽ tại COP26.

Các thị trường nhập khẩu lớn đang áp dụng các quy định về "dấu chân carbon", đòi hỏi doanh nghiệp phải "xanh hóa sản xuất"để duy trì năng lực cạnh tranh và tránh các loại thuế carbon.
Cam kết của Việt Nam về giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 cũng là động lực để doanh nghiệp chuyển đổi.
Việc đầu tư vào năng lượng sạch còn giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị) và giảm thiểu rủi ro vận hành, tăng cường an ninh năng lượng bằng cách tự chủ nguồn điện.