

Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
#Công nghệ mới nổi
Có 16 kết quả
Ngày 31/3, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và một số cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm thực tế ảo với chủ đề “Tự hào một dải biên cương”.
Nhờ công nghệ thực tế ảo “mắt thần” trong quy trình thay khớp gối nhân tạo, các trường hợp phức tạp như người có độ cong bất thường ở xương đùi, người biến dạng ngoài khớp của xương đùi hoặc xương chày, biến dạng nặng ở khớp gối… sẽ được thay khớp gối nhân tạo một cách chính xác, an toàn nhất.
Với sự chung tay của cộng đồng họa sĩ trẻ, lần đầu tiên, một triển lãm thực tế ảo vừa được khai mạc, quy tụ nhiều tác phẩm về đề tài lịch sử, văn hóa Việt Nam được trưng bày bằng những công nghệ mới, hấp dẫn người xem.
Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng thực tế đang gợi đến viễn cảnh này. Thời gian qua, việc tái hiện Tu di tòa Thích Ca sơ sinh (ảnh trên) và chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo của nhóm nhà nghiên cứu và chuyên gia công nghệ, góp phần gợi ra cái nhìn mới thú vị về truyền thống kiến trúc, mỹ thuật dân tộc. Những gì đã mất, đã đổ vỡ, không toàn vẹn có tương lai được ngắm lại, rực rỡ và huy hoàng, một phần quan trọng từ thành tựu công nghệ.
Ngày 9/7, nhân Ngày quốc tế Sao la, Google phối hợp cùng Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) khởi động chiến dịch “Giữ lại dấu chân Sao la” nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này thông qua việc nâng cao nhận thức và kêu gọi công chúng hành động.
Tiếp nối dự án tái lập chùa Một Cột trong không gian thực tế ảo (VR), nhóm nghiên cứu ứng dụng di sản vào đời sống Sen Heritage vừa giới thiệu bản phỏng dựng “Đài đèn thời Lý và Tu Di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý”. PGS, TS Trần Trọng Dương, người đồng sáng lập nhóm, đã chia sẻ về một số nét mới của bản phỏng dựng lần này.
Vừa qua, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có đợt trưng bày "Khám phá di sản kiến trúc chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo" từ kết quả nghiên cứu của nhóm SEN Heritage. Ðeo kính 3D, khách tham quan được chiêm ngưỡng mô hình phỏng dựng kiến trúc chùa Một Cột và chùa Diên Hựu thời Lý thông qua hình ảnh tranh 3D, phim 3D, sản phẩm công nghệ thực tế ảo (VR3D)... Với công nghệ này, người xem có những trải nghiệm mà trước đó có thể chưa từng được biết: một thực tế ảo về vị trí, hình thái kiến trúc, quy mô của chùa tháp Một Cột - Diên Hựu... Cách làm này có thể giúp ngành bảo tàng đưa hiện vật tiếp cận người xem, để mọi người đều có thể khám phá, trải nghiệm cùng những di sản từ ngàn xưa.