Sáng 29/4, đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng để nắm bắt tình hình hoạt động, đánh giá hiệu quả đầu tư và định hướng phát triển của đơn vị trong thời gian tới. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và Ban lãnh đạo Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng.
Ngày 15/4, tại Đà Nẵng, Ngành Kỹ Thuật Công Nghệ (Công ty DKSH Việt Nam) phối hợp PacBio khai mạc sự kiện thường niên Hội nghị khoa học gene PRISM 2025.
Triển lãm quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học (Analytica Vietnam 2025) đang diễn ra tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 2-4/4 với hơn 300 gian trưng bày đến từ 150 đơn vị tham gia; nhiều gian hàng mới, xuất hiện nổi bật và gây nhiều dấu ấn tại triển lãm lần này.
Ngày 2/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp Tập đoàn Messe Munchen (Đức) tổ chức khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học (Analytica Vietnam 2025).
Ngày 31/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thông tin, Thống kê thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo thông tin Triển lãm quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học (Analytica Vietnam 2025)
Ngày 25/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 663/QĐ-TTg ngày 25/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á.
Trường đại học Sư phạm Hà Nội có 5 ngành học mới đào tạo đại học chính quy bắt đầu tuyển sinh từ năm 2025: Công nghệ sinh học, Vật lý học (vật lý bán dẫn và kỹ thuật), Lịch sử, Xã hội học, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.
Sáng 6/12, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp cùng LOBI Việt Nam đã tổ chức “Trường Sinh học Việt Nam lần thứ 3” (VSOB-3) với chủ đề “Phân tích Tin sinh học đối với dữ liệu RNA-seq”. Sự kiện thu hút hơn 40 chuyên gia, nghiên cứu sinh và nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học.
Thời gian gần đây, nông dân tỉnh Bến Tre đã chuyển dần từ nuôi tôm thẻ chân trắng truyền thống sang nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn. Trong đó, nhiều mô hình ứng dụng nuôi tôm công nghệ cao mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng và giảm phát thải, hướng đến phát triển bền vững.
Với mục tiêu nghiên cứu, phát triển và cải thiện giống cây trồng, đặc biệt là giống lúa nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, trong 20 năm qua, Viện Nghiên cứu cây trồng (thuộc Tập đoàn ThaiBinh Seed) đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho nông dân.
Tối 14/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Những năm qua, các hình thái thời tiết khốc liệt đã và đang gây tổn thất nặng nề về kinh tế, hạ tầng và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cây trồng chuyển gen được xem như là một trong những giải pháp giảm thiểu những thiệt hại trên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, các doanh nghiệp không mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học.
Chiều 3/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm Viện Nghiên cứu và Đào tạo về xử lý sinh học quốc gia Ireland.
Ngày 2/10, tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp cùng Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) tổ chức “Gặp gỡ Quy Nhơn lần thứ 7: Hội nghị quốc tế sinh học 2024”.
Ông Phạm Văn Phúc, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh chia sẻ, liệu pháp tế bào đang trở thành một ngành công nghiệp; các sản phẩm tế bào và từ tế bào đang mở ra một ngành công nghiệp mới, dùng tế bào không chỉ để trị bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe.
Trong khuôn khổ Sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, ngày 1/10, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ Y tế tổ chức Diễn đàn Công nghệ ngành y tế với chủ đề "Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế".
Theo các nhà khoa học, tài nguyên sinh vật biển ở Việt Nam là nguồn cung cấp các nguyên liệu tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Vấn đề là làm thế nào để tạo ra giá trị gia tăng cho đối tượng tiềm năng. Do vậy, cần có các nghiên cứu quy mô, hệ thống nhằm khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này.
Ngày 8/8, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (CESTI) , Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Công nghệ sinh học phục vụ công tác tạo giống cây trồng”.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng hạ tầng các khu công nghiệp khoa học kỹ thuật, chú trọng đầu tư kết nối giao thông liên vùng đang là những vấn đề được các địa phương trong tam giác trọng điểm phía nam tập trung triển khai để đón nhận nguồn vốn đầu tư thế hệ mới và sẵn sàng cạnh tranh “hái trái trên cành cao”.
Ngày 28/6, tại Hà Tĩnh, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ do Thứ trưởng Trần Hồng Thái làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, nhằm đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022-2024, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Theo thống kê, diện tích đất nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh liên tục giảm hằng năm. Giai đoạn 2010-2015, mỗi năm thành phố giảm 700 ha đất nông nghiệp, giai đoạn 2015-2020 mỗi năm giảm thêm 1.000 ha. Tuy nhiên, giá trị sản xuất trên mỗi ha đất vẫn tăng hằng năm.
Trước nhiều yêu cầu cũng như thách thức về an toàn thực phẩm đối với cộng đồng hiện nay, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm đã ra đời, khẳng định quyết tâm trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm ở khu vực miền núi phía bắc.
Ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp tăng cường hiệu quả, giảm chi phí sản xuất cho người nông dân mà còn góp phần xây dựng thành công thương hiệu nông sản Việt. Ðây cũng được xem là “chìa khóa” để nông nghiệp phát triển bền vững.
Với mục đích thúc đẩy áp dụng và sử dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực tại châu Phi, Hội nghị Công nghệ nông nghiệp châu Phi đã diễn ra tại thủ đô Nairobi của Kenya mang chủ đề “Khả năng phục hồi nông nghiệp thông qua đổi mới”. Qua đó, hội nghị mong muốn góp phần tìm ra giải pháp cho bài toán an ninh lương thực, trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Phi đang đứng bên bờ vực khủng hoảng trầm trọng.
Phát triển công nghệ sinh học là xu thế của thế giới, là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
Ngày 9/11, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “Hội thảo phổ biến, quán triệt, triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW và định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y, dược, công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới”.
Ngành công nghệ sinh học đến nay đã phát triển gần 30 năm, đạt được nhiều thành tựu, trong đó đã đào tạo được đội ngũ nhân lực về công nghệ sinh học từ bậc đại học đến tiến sĩ. Thế nhưng, nguồn nhân lực công nghệ sinh học vẫn còn thiếu hụt về số lượng và một số lĩnh vực còn yếu về chất lượng. Trước yêu cầu phát triển mới, đòi hỏi công tác đào tạo phải bắt kịp xu thế thị trường, có chính sách thu hút nhân lực giỏi, và các giải pháp đồng bộ khác.
Năm 2003, "Giải thưởng Công nghệ thông tin thanh niên mang tên Quả cầu vàng" ra đời với ý nghĩa đặc biệt: không có lĩnh vực hay nơi nào trên thế giới thiếu đi sự hiện diện của công nghệ thông tin. 20 năm qua, Giải thưởng đã tìm kiếm, tôn vinh 204 tài năng trẻ, góp phần thiết thực vào bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Một số dược liệu, hoạt chất sinh học tiêu biểu có thể kể đến Lunasin Fucoidan, nấm ngưu chương chi, DeltaImmune… có thể hỗ trợ tăng cường miễn dịch, chống ô-xy hoá, chống gốc tự do, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ hồi phục sức khoẻ để giảm tác dụng phụ của hoá trị, xạ trị trong điều trị ung thư.