Hành trình thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc và cộng đồng
Bình đẳng giới là một trong những trọng tâm của phát triển bền vững, nhưng lao động nữ, đặc biệt trong ngành nông nghiệp và sản xuất vẫn gặp nhiều rào cản về cơ hội, thăng tiến và cân bằng cuộc sống. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến sự phát triển cá nhân mà còn đến hiệu suất và tăng trưởng doanh nghiệp.
Nhận thức rõ thách thức này, ofi Việt Nam đã xác định bình đẳng giới không chỉ là một cam kết mà phải được thể hiện qua những chiến lược hành động cụ thể và thiết thực.
Không dừng lại ở những chính sách hỗ trợ, doanh nghiệp đã triển khai hàng loạt sáng kiến nhằm tạo điều kiện tối đa cho phụ nữ phát triển. Tiêu biểu là chương trình Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc (ofi Care) – giúp các bạn nhân viên nữ có con nhỏ trong độ tuổi còn bú mẹ, an tâm làm việc mà vẫn đảm bảo chăm sóc gia đình, học bổng Hỗ trợ phát triển giáo dục (ofi YES!) – giúp con em lao động nữ có điều kiện học tập tốt hơn, cùng chiến lược nâng cao tỷ lệ lãnh đạo nữ, mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ trong ngành sản xuất.
Một trong những dấu ấn đáng chú ý của ofi Việt Nam là việc hỗ trợ hơn 3.790 hộ nông dân do nữ làm chủ trong các ngành hàng quan trọng như cà-phê, tiêu, quế, điều. Đây không chỉ là con số đơn thuần mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp. Khi phụ nữ được hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và thị trường, họ không chỉ cải thiện thu nhập mà còn có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng.
Bên cạnh đó, việc đào tạo hơn 12.000 nông dân về canh tác bền vững tại các ngành hàng như: cà phê, gia vị và hạt của ofi Việt Nam là một bước đi quan trọng trong việc xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và ít tác động tiêu cực đến môi trường.
Ngoài đào tạo, ofi Việt Nam còn hướng đến những giải pháp thiết thực để hỗ trợ sinh kế của nông dân. Việc cung cấp 34.400 cây giống cà phê trong năm 2023 là một ví dụ điển hình. Điều này không chỉ giúp tái canh tác diện tích cà phê già cỗi, nâng cao năng suất mà còn giúp nông dân tăng thu nhập bền vững.
Doanh nghiệp bền vững: Kết hợp tăng trưởng kinh tế với trách nhiệm xã hội và môi trường.
![]() |
Doanh nghiệp bền vững: Kết hợp tăng trưởng kinh tế với trách nhiệm xã hội và môi trường. |
Chiến lược phát triển bền vững “Lựa chọn thay đổi tích cực - Choices for Change”
Những nỗ lực không ngừng trong việc thúc đẩy hòa nhập, đa dạng và bình đẳng đã giúp ofi Việt Nam đạt được hai giải thưởng danh giá: WEPs 2024 và Anphabe. Giải thưởng WEPs (Women's Empowerment Principles Awards) là giải thưởng do UN Women trao tặng, ghi nhận những doanh nghiệp có nỗ lực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và tạo cơ hội phát triển cho phụ nữ. Anphabe là giải thưởng danh giá về nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, ghi nhận những nỗ lực trong việc xây dựng môi trường làm việc tích cực, đa dạng và hỗ trợ nhân sự.
ofi Việt Nam luôn đặt con người lên hàng đầu trong chiến lược phát triển, đặt trọng tâm cho việc nâng cao chất lượng đời sống và tạo điều kiện phát triển bình đẳng cho nhân viên và cộng đồng. Doanh nghiệp đã và đang tích cực hợp tác với các cơ quan địa phương, mang đến những chương trình đồng hành cùng cộng đồng, đặc biệt là hỗ trợ nông dân nữ trong chuỗi cung ứng.
Ban lãnh đạo ofi Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong hành trình tạo ra những thay đổi tích cực, không chỉ cho nhân viên mà còn góp phần vào phát triển bền vững cho nông dân và cộng đồng. Thông qua chiến lược phát triển bền vững “Lựa chọn thay đổi tích cực - Choices for Change”, doanh nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong việc kết nối sâu rộng với xã hội và nâng cao giá trị bền vững trong chuỗi cung ứng nông sản và thực phẩm toàn cầu.