Ông Lâm A Liên và ông Lâm A Diện đang đan gùi trong căn bếp nhà mình.

Những người giữ nghề đan gùi tre trên núi

Những chiếc gùi bằng tre đan quen thuộc lâu nay vốn vắng bóng trong đời sống sản xuất, sinh hoạt của người Tày ở Bản Liền (Bắc Hà, Lào Cai) bởi sự xuất hiện của những đồ vật tiện dụng, rẻ và dễ mua hơn. Một số người dân ở thôn Bản Chợ, xã Bản Liền đã bảo nhau học lại cách đan gùi, địu, phổ biến những tính năng ưu việt của sản phẩm truyền thống này và cùng nhau giữ nghề.
Đội xe đưa nhóm phóng viên báo chí, truyền thông đến làng dệt vải của người La Chí ở Nậm Khánh (Bắc Hà, Lào Cai).

Đội xe ôm du lịch “đặc biệt”

Ở thị trấn Bắc Hà, Lào Cai, ai cũng biết đến đội xe ôm đặc biệt mà anh Phạm Xuân An làm trưởng nhóm. Không chỉ mang nhiệm vụ chở khách đi các nơi, các thành viên trong đội còn kiêm nhiệm luôn việc làm hướng dẫn viên du lịch, kể cho du khách nghe những câu chuyện về quê hương mình, những nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở đây. 

Bánh chưng đen Na Kim.

Độc đáo bánh chưng đen Na Kim

Khác với bánh chưng xanh dưới xuôi, đồng bào người Tày ở Bắc Hà (Lào Cai) có một loại bánh chưng độc đáo, với gạo trộn từ than của cây núc nác, cùng một số loại gia vị đặc trưng của vùng núi. Đó chính là bánh chưng đen, thứ bánh trước kia chỉ xuất hiện vào mùa Tết, nhưng giờ đây đã khá phổ biến và trở thành món đặc sản được nhiều khách du lịch tìm mua mỗi khi đến với vùng đất này. 

Cốm Bắc Hà.

“Trời mưa thì giã cốm ăn chơi”

Ở vùng cao Tây Bắc, cốm Tú Lệ (Yên Bái) nổi tiếng nhất, được nhiều người biết đến và sử dụng. Nhưng có một nơi khác, nhẩn nha làm cốm, nhẩn nha bán, chưa được biết đến nhiều, nhưng ai đã được nếm sẽ không quên được hương vị thơm ngọt ngào ngậy sữa của lúa nếp non. Đó là cốm Bắc Hà.