Thực hiện nghị quyết của Tổng Quân ủy, để chuẩn bị thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, ngày 26/4/1955, Bộ Quốc phòng-Tổng Tư lệnh ra quyết định thành lập Trường Huấn luyện bờ bể (mang phiên hiệu C45) và Xưởng sửa chữa tàu thuyền (mang phiên hiệu C46). Đây là hai cơ sở trực thuộc Cục Phòng thủ bờ bể sẽ thành lập sau đó.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, chiều 28/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng và dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Văn Tiến Dũng tại nhà lưu niệm.
Hướng tới kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 23/4, đoàn công tác của Thông tấn xã Việt Nam đã đến thăm, trao 20 suất quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại 2 xã Pá Khoang và Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Ngày 17/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh nói rõ về nhiệm vụ đánh phá các sân bay của địch. Chiến trận tại Xuân Lộc-Long Khánh diễn ra ác liệt.
Ngày 16/4/1975, ta đập tan tuyến phòng thủ Phan Rang của địch, giải phóng thị xã Phan Rang và toàn tỉnh Ninh Thuận. Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi điện khen toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã giành chiến thắng tại Phan Rang.
50 năm đã trôi qua, song những chiến công của Bộ đội Không quân vẫn mãi là biểu tượng của trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam. Từ trận đánh thắng đầu tiên đến các chiến thắng liên tiếp trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ở bất kỳ đơn vị nào, trong bất kỳ tình huống khó khăn gian khổ, ác liệt nào, không quân cũng sẵn sàng xuất kích tiêu diệt địch, càng trong chiến đấu, hy sinh, chủ nghĩa anh hùng cách mạng càng được phát huy cao độ, làm ngời sáng phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.
Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
Cuối xuân, đầu hạ, hoa bún nở vàng, cây như một chiếc ô hoa khổng lồ che một góc trời, trở thành địa chỉ check-in cho nhiều người khi muốn tìm lại tuổi thơ và con đường đi học có nhiều gốc bún cổ.
Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Lào và mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt-Lào, đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng nhân dân hai nước.
Nhân kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc hai ấn phẩm đặc biệt: “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và “Về đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn”. Đây là những tư liệu quý với góc nhìn đa chiều về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Thực hiện nhiệm vụ mở đường đánh vào Đà Nẵng, ngày 27/3/1975, Trung đoàn 18 Sư đoàn 325 tiếp tục đánh vào tuyến phòng thủ lâm thời của địch ở đèo Phú Gia. Cùng lúc đó, Trung đoàn 84 pháo binh vừa xuống núi đã kịp thời sử dụng ngay pháo địch ở Phú Lộc, Phước Tượng chi viện cho Trung đoàn 18 chiến đấu.
Ngày 16/3/1975, được tin địch rút bỏ Kon Tum, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện ngay Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên yêu cầu triển khai đánh địch rút chạy. 19 giờ cùng ngày, Đại tướng Văn Tiến Dũng, đại diện Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tại mặt trận Tây Nguyên điện cho Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên Hoàng Minh Thảo ra lệnh cho bộ đội truy kích.
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), Báo Nhân Dân đã tổ chức Đợt thông tin đặc biệt, với điểm nhấn là Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”, khai mạc chiều 18/12 tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội.
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” của Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà.
Hướng tới kỷ niệm 80 Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 14/12, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ dâng hương, khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở thôn An Xá, xã Lộc Thủy.
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người "Anh cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, được nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Ông là Tổng Tư lệnh đầu tiên và duy nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, cũng là đại tướng đánh bại nhiều đại tướng nhất.
Chiều 9/12, tại xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa (Thái Nguyên), Quân khu I tổ chức Lễ khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử địa điểm đồi Pụ Đồn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Lễ phong quân hàm Đại tướng đầu tiên của Quân đội ta cho đồng chí Võ Nguyên Giáp năm 1948.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh đầu tiên, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những huyền thoại của lịch sử hiện đại Việt Nam ở thế kỷ XX. Tên tuổi của ông đã gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất đất nước; đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975). Nhiều chính khách, tướng lĩnh, học giả trên thế giới coi ông là “một thiên tài quân sự”; “vị tướng huyền thoại”; “vị tướng kiệt xuất”… vì ông là “vị tướng văn võ song toàn”.
Cecil B.Curey, nhà sử học quân sự, sĩ quan quân đội Hoa Kỳ viết về Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Ông giành chiến thắng bắt đầu từ con số không và làm được điều đó trong một đất nước nghèo nàn. Công trạng của ông là vô song và kết quả đạt được là phi thường, chính cái đó tạo nên thiên tài quân sự”(1).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà quân sự kiệt xuất, vị Tổng Tư lệnh đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam, người đã có những cống hiến xuất sắc, góp phần vào nhiều thắng lợi quan trọng làm thay đổi lịch sử dân tộc, góp phần phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Trong Thư gửi bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích nhân kỷ niệm 5 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1949), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Quân đội ta quen gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là Anh Cả. Cách gọi thân ái ấy rất đúng với tinh thần và lịch sử của quân đội ta: vì từ ngày thành lập đội Nam tiến đến nay, Đảng và Chính phủ đã ủy cho đồng chí Giáp và một số cán bộ phụ trách tổ chức, huấn luyện và lãnh đạo quân đội ta.
Thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ (7/5/1954) là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Trên cương vị là Bí thư Ðảng ủy-Chỉ huy trưởng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ.
Năm 1911, khi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống tàu buôn Pháp để quyết chí ra đi rồi trở về cứu giúp đồng bào, Võ Giáp (tên khai sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) mới sinh ra. Cách nhau vừa một thế hệ, nhưng rồi số phận run rủi thế nào để hai con người tài đức vẹn toàn ấy, lại gắn bó với nhau trong một sứ mệnh thiêng liêng: Giải phóng dân tộc Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2024), sáng 21/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ dâng hương, lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh. Cùng tham dự lễ viếng có đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang của tỉnh và lãnh đạo thành phố Buôn Ma Thuột.
Vở kịch nói “Nhiệm vụ hoàn thành” - một hoạt động sân khấu nghệ thuật thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) đã được Đoàn Kịch nói Hải Phòng chính thức khởi dựng ngày 10/11 và sẽ được công diễn trên sân khấu thành phố Cảng vào tháng 12/2024.
Ngày 9/10/1954, sau 8 năm kháng chiến, các đơn vị của ta đang nô nức chuẩn bị tiến về Hà Nội. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã có bản nhật lệnh giao nhiệm vụ cho các đơn vị bộ đội được giao tiếp quản Thủ đô. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu lại tư liệu này tới cùng bạn đọc.
Sáng 29/9, tại Vũng Chùa-Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình diễn ra lễ an táng PGS Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Rất đông người dân Quảng Bình đã đến dâng hương tiễn biệt bà.
Bài viết đăng tại Sách “Thiên sử vàng của quân dân Thủ đô anh dũng”, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, NXB Hà Nội-2014. (Trích trong sách “Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nxb. Kim Đồng. H.2004).
Kỷ niệm 113 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-25/8/2024), trong những ngày này, hàng trăm đoàn đại biểu của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong cả nước đến thăm nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy và viếng mộ của Đại tướng ở Vũng Chùa, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.