Quang cảnh lễ hội.

An Giang long trọng đón nhận bằng công nhận “Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 19/3, tại Khu du lịch quốc gia núi Sam, thành phố Châu Đốc, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO tổ chức lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 
Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Niềm tự hào của văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế

Theo Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Minh Vũ, việc Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vừa chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là sự ghi nhận và đánh giá cao của quốc tế đối với vẻ đẹp của di sản và nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ di sản, góp phần vào khẳng định sự đa dạng, giá trị và bản sắc của văn hóa Việt Nam trong bức tranh văn hóa chung của nhân loại.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan. (Ảnh: THANH DŨNG)

Đệ trình UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản thế giới

Rạng sáng 5/12 (giờ Việt Nam) tại kỳ họp thứ 19 của Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), hồ sơ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam sẽ được đệ trình lên UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Quang cảnh hội thảo.

200 năm kênh Vĩnh Tế - giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai

Ngày 14/11, tại thành phố Châu Đốc, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phối hợp Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 -2024) và tưởng niệm 198 năm ngày mất của bà Châu Thị Tế (1826-2024); Hội thảo khoa học cấp quốc gia "200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”.
Đua bò Bảy Núi là ngày hội độc đáo ở An Giang.

Độc đáo Hội đua bò Bảy Núi

Hội đua bò Bảy Núi là nét đặc trưng riêng biệt của tỉnh An Giang, là một dạng thức lễ hội nông nghiệp độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ ở vùng này. Ngày hội thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống đậm chất nhân văn của đồng bào Khmer vùng núi huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên.
Một góc Thiên Cấm Sơn hùng vĩ. (Ảnh Việt Anh)

Chợ Mây trên đỉnh Thiên Cấm Sơn

Rạng sáng, Thiên Cấm Sơn vẫn còn chìm trong mây, sương mù bao phủ. Từ các đỉnh vồ, nào su hào, nào măng rừng, nào dâu xanh, dâu vàng, nào bơ... chất đầy hai quang gánh vượt vồ đá, suối khe, rừng cây, rẫy nương dốc núi... để về Chợ Mây kịp giờ nhóm chợ. Chợ Mây trên đỉnh Thiên Cấm Sơn (huyện Tịnh Biên, An Giang) vào phiên họp.
Cá linh đặc sản chỉ có trong mùa nước nổi

Nhớ món cá linh kho mía

Cá linh là loài cá sông gắn liền với người dân vùng lũ. Những ai sinh trưởng vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu khi xa quê cứ nhớ da diết các món ăn chế biến từ cá linh.
Nghi lễ cắt tóc và đặt tên cho trẻ của người Chăm Islam.

Nghi lễ cắt tóc và đặt tên con của người Chăm Islam

Nghi lễ cắt tóc và đặt tên cho con của cộng đồng người Chăm Islam là một trong những nghi lễ quan trọng trong cuộc đời mỗi đứa trẻ, được đồng bào lưu truyền và gìn giữ qua nhiều năm. Nghi lễ này đánh dấu bước chuyển tiếp của đứa trẻ và xác nhận sự gia nhập tôn giáo đối với một thành viên mới trong cộng đồng.
back to top