Liên tiếp trong những ngày qua, tại xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn xuất hiện các hố sụt lún có kích thước rộng, độ sâu lớn. Các hố sụt ảnh hưởng tới đường giao thông và ruộng lúa của người dân.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành văn bản hỏa tốc đề nghị Bộ Công thương hỗ trợ thực hiện giám định chất lượng công trình phục vụ đánh giá nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục đối với sự cố sạt lở hồ chứa quặng đuôi mỏ kẽm, chì Chợ Điền xảy ra ngày 9/9.
Trong đợt mưa do cơn bão số 3 vừa qua, hồ chứa bùn thải quặng đuôi số 1 của Xưởng tuyển nổi mỏ kẽm, chì Chợ Điền của Chi nhánh Kim loại màu Bắc Kạn (TMC) thuộc Công ty cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên (VIMICO) đặt tại xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã bị vỡ. Sự cố này đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
Tính đến 11 giờ ngày 10/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có 1.256 nhà dân bị tốc mái, sạt lở, ngập nước. Một số vùng ngập úng cục bộ, như: Nam Mẫu, Khang Ninh (Ba Bể), Nam Cường (Chợ Đồn), thị trấn Yến Lạc (Na Rì), huyện Chợ Mới nước đang rút chậm.
Sau hơn 3 ngày mưa lớn liên tục, độ ẩm đất ở Bắc Kạn đã vượt hơn 85%, nhiều khu vực đã bão hòa. Đất ngấm no nước, nguy cơ sạt lở rất lớn; do vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo khẩn các địa phương, người dân chủ động, sẵn sàng ứng phó.
Từ tối 29 đến chiều 30/7, trên địa bàn Bắc Kạn có mưa lớn kéo dài, gây nhiều thiệt hại. Trên đường liên xã xảy ra vụ sạt lở đất vùi lấp 2 người đi đường, rất may cả 2 đều thoát chết.
Thời gian qua, chế biến khoáng sản tại tỉnh Bắc Kạn là lĩnh vực thu hút được nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh các sai phạm về bảo vệ môi trường cần được quan tâm chỉ đạo, chấn chỉnh.
Trước tình trạng nhiều loại khoáng sản trong danh mục thu phí bảo vệ môi trường thì không phát sinh khai thác, có khoáng sản có trữ lượng, có khả năng khai thác lại không nằm trong danh mục này, tỉnh Bắc Kạn đã quyết định điều chỉnh, bổ sung nhằm tránh thất thu phí.
Ngày 20/10, Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn) đã phối hợp Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương giải cứu thành công cá thể voọc đen má trắng sinh sống tại khu vực giáp ranh Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ.
Từ ngày 10/8 đến nay, tại xã Trung Hòa, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) xảy ra tình trạng ốc nhồi do người dân nuôi bị chết hàng loạt. Mặc dù, xã Trung Hòa đã có báo cáo từ ngày 17/8, nhưng đến nay nguyên nhân khiến ốc bị chết vẫn chưa được làm rõ.
Sau khi xuất hiện lần đầu tiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn), cá thể voọc đen má trắng ngày càng xuống gần khu dân cư sinh sống. Sáng 14/7, cá thể voọc này đã cắn bị thương một người dân đi đường.
Ngày 11/7, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn) thông tin, đã lần đầu tiên phát hiện loài Voọc đen má trắng xuất hiện trong khu bảo tồn. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm qua, loài động vật quý hiếm, tưởng như đã tuyệt chủng tại đây đã được ghi lại hình ảnh.
Ngày 28/2, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, huyện Na Rì (Bắc Kạn), Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài Nguyên và môi trường) phối hợp cùng Ban Quản lý Khu bảo tồn tổ chức Lễ phát động trồng cây “Sống khỏe góp xanh cùng Panasonic”.
Tỉnh Bắc Kạn hiện có 3 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích hơn 29.913ha, chiếm 7,16% diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó Vườn Quốc gia Ba Bể 10.048ha; Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ 15.715ha; Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc 4.150ha.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ là một trong ba khu bảo tồn, vườn quốc gia của tỉnh Bắc Kạn. Điểm độc đáo và cũng là khó khăn nhất đối với công tác bảo vệ nơi đây là khu bảo tồn này vừa sở hữu những sải rừng tự nhiên quý giá, lại vừa có khoáng sản vàng dưới lòng đất.
Thời gian qua, Bắc Kạn triển khai dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2” (KfW8) do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ. Hiệu quả của dự án nhìn thấy rõ. Tuy nhiên, việc nhân rộng còn đang khó khăn.
Trên địa bàn Bắc Kạn có một số trang trại chăn nuôi lợn tập trung, quy mô lớn. Tuy nhiên, hoạt động của các trại lợn này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và có dấu hiệu đang gây ô nhiễm môi trường.
Với tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, trong đó có tới 56% diện tích rừng là rừng tự nhiên, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đang gặp khó khăn trong chuyển mục đích sử dụng rừng khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông.
Khoảng 21 giờ đêm 26/8, ông B đi qua đập tràn tại con suối trong thôn thì không may bị lũ cuốn trôi. Lực lượng chức năng đã tập trung tìm kiếm, đến sáng 27/8 thì tìm thấy thi thể nạn nhân, cách vị trí bị lũ cuốn khoảng 3km.