Ban tổ chức Cuộc thi Cà-phê đặc sản Việt Nam năm 2025 trao giải cho các đơn vị đạt Top 3 cà-phê Robusta.

Công bố kết quả và trao giải Cuộc thi Cà-phê đặc sản Việt Nam 2025

Cuộc thi Cà-phê đặc sản Việt Nam 2025 là sự kiện thường niên do Hiệp hội Cà-phê Buôn Ma Thuột tổ chức với quy mô toàn quốc cho cà-phê nhân Robusta và Arabica. Cuộc thi nhằm tôn vinh chất lượng cà-phê đặc sản Việt Nam, tạo động lực phát triển bền vững cho ngành cà-phê và nâng tầm thương hiệu cà-phê Việt trên thị trường quốc tế.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy và Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung kiểm tra công trình trước lễ khánh thành.

Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng-công trình thủy lợi đa mục tiêu ở Tây Nguyên

Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng là một trong những dự án quan trọng trong chiến lược thực hiện Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Đắk Lắk và với những mục tiêu đặt ra, công trình đã làm nức lòng bao người dân trong vùng hưởng lợi của dự án.
Quang cảnh hội nghị.

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng góp phần tăng trưởng kinh tế

Trên cơ sở bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đã cụ thể hóa các chỉ đạo thành các mục tiêu, giải pháp thực hiện cho toàn hệ thống. Riêng đối với công tác tín dụng, toàn ngành ngân hàng đã quyết tâm triển khai nhiều giải pháp ngay từ đầu năm để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng lành mạnh, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các đại biểu cắt băng chặn dòng thi công và tích nước công trình.

Chặn dòng thi công và tích nước công trình hồ thủy lợi Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột

Ngày 14/3, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ chặn dòng thi công và tích nước công trình Hồ thủy lợi Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một trong những công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cùng các đại biểu động thổ xây dựng Nhà máy cà-phê năng lượng Trung Nguyên Legend.

Động thổ Nhà máy cà-phê năng lượng Trung Nguyên Legend lớn nhất châu Á

Trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, chiều 10/3, tại Cụm công nghiệp Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên tổ chức Lễ động thổ Nhà máy cà-phê năng lượng Trung Nguyên Legend. Đây là nhà máy sản xuất cà-phê lớn nhất châu Á.
Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk thăm quan và chứng kiến cách pha chế cà-phê của một gian hàng tại Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà-phê và sản phẩm OCOP năm 2025.

Doanh nghiệp và người dân kỳ vọng sự lan tỏa mạnh mẽ cà-phê Việt qua Lễ hội cà-phê

Đến với Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà-phê và sản phẩm OCOP năm 2025, một trong 17 hoạt động chính của Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, rất nhiều chủ doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh cà-phê và người trồng cà-phê đều bày tỏ niềm vui mừng, phấn khởi trước sự đa dạng của các sản phẩm được chế biến từ cà-phê. Chính sự đa dạng đó đã góp phần quan trọng nâng cao giá trị và sự lan tỏa mạnh mẽ của cà-phê Việt.
Thành phố Buôn Ma Thuột đang "vươn mình" mạnh mẽ xứng đáng đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Buôn Ma Thuột “vươn mình” xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Ðắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh cũng như phát triển kinh tế-xã hội của toàn vùng và cả nước. Sau 50 năm giải phóng, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và tỉnh Đắk Lắk cùng sự nỗ lực, phấn đấu của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, thành phố Buôn Ma Thuột đang “vươn mình” mạnh mẽ xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà-phê và sản phẩm OCOP là cơ hội tốt để các doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm cà-phê của mình với du khách trong nước và quốc tế.

180 đơn vị, doanh nghiệp đăng ký tham gia Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà-phê và sản phẩm OCOP

Chiều 7/3, Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết, trong 17 hoạt động chính của Lễ hội Cà-phê năm nay diễn ra từ ngày 9 đến 13/3, có Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà-phê và sản phẩm OCOP.
Đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc kiểm tra lô hàng 500kg trà cascara được làm từ vỏ cà-phê đặc sản của Simexco DakLak trước khi xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.

Simexco DakLak xuất khẩu 500kg trà cascara được làm từ vỏ cà-phê đặc sản sang Hàn Quốc

Việc xuất khẩu lô hàng trà cascara được làm từ vỏ cà-phê đặc sản sang Hàn Quốc, giá trị gần một triệu đồng/kg, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển cà-phê đặc sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco DakLak), đồng thời mở ra cơ hội mới cho ngành cà-phê Việt Nam vươn ra thế giới.
Sản phẩm cà-phê Robusta được mang chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như phải được trồng trong vùng bản đồ khu vực địa lý, có tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.

Đắk Lắk ban hành Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà-phê Robusta

Quy chế quy định rõ ràng về quy định sơ chế, đóng gói và bảo quản cà-phê cũng như ghi nhãn hàng hóa sản phẩm chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột”; quy định các điều kiện để sản phẩm được sử dụng chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột”. Sản phẩm cà-phê Robusta mang chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” đưa ra thị trường phải được trồng trong vùng bản đồ khu vực địa lý, có tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.
Các đại biểu thực hiện nghi thức đóng điện và gắn biển công trình.

Đóng điện trạm biến áp 110kV Buôn Đôn và đấu nối

Ngày 29/12, Tổng công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC) phối hợp bên liên quan tổ chức đóng điện thành công Dự án trạm biến áp 110kV Buôn Đôn và đấu nối, đồng thời tổ chức gắn biển công trình trọng điểm chào mừng 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025); kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tổng công ty Điện lực Miền Trung (7/10/1975-7/10/2025) và chào mừng Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Điện lực Miền Trung lần thứ 15.
Nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk chủ yếu đưa vào nông nghiệp nên việc phát triển nông nghiệp tuần hoàn là yêu cầu thực tiễn cấp bách và phù hợp xu thế hiện nay.

Đắk Lắk hướng đến phát triển nông nghiệp tuần hoàn đa dạng, phong phú và hiệu quả

Đắk Lắk có diện tích tự nhiên hơn 1,3 triệu ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 650.000ha, đứng thứ hai cả nước. Tuy nhiên, hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn đòi hỏi tỉnh phải tìm ra mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả, bền vững hơn. Trong đó, phát triển nông nghiệp tuần hoàn với nhiều ưu thế đã và đang được ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk lựa chọn triển khai vì phù hợp thực tế và xu thế hiện nay.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk kiểm tra tiến độ thi công Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột vào tháng 8/2024.

Nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội ở Đắk Lắk

Mặc dù chịu sự tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực kinh tế-xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân; giá cả các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất có nhiều biến động... Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự đồng thuận trong nhân dân nên tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đạt được nhiều kết quả tích cực, trong 16 chỉ tiêu chủ yếu năm 2024 có 12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra…
Lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk và các doanh nghiệp cắt băng xuất khẩu container cà-phê rang xay thành phẩm đầu tiên của thương hiệu MISS EDE sang thị trường Hoa Kỳ.

Đắk Lắk xuất khẩu cà-phê rang xay thành phẩm sang thị trường Hoa Kỳ

Ngày 1/12, tại Quảng trường 10/3 thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại-dịch vụ Nông trại EDE tổ chức Lễ xuất khẩu container cà-phê rang xay thành phẩm đầu tiên của thương hiệu MISS EDE sang thị trường Hoa Kỳ. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình đưa thương hiệu cà-phê Đắk Lắk vươn ra thế giới.
Bước vào thu hoạch cà-phê niên vụ 2024-2025, nông dân ở Đắk Lắk hết sức phấn khởi vì giá cà-phê tăng đột biến.

Đắk Lắk thúc đẩy các giải pháp phát triển bền vững ngành hàng cà-phê

Đắk Lắk là thủ phủ cà-phê của Việt Nam với diện tích và sản lượng đứng đầu cả nước, chiếm khoảng 40% diện tích cả nước. Cà-phê là sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong cơ cấu nền kinh tế tỉnh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội cũng như kim ngạch xuất khẩu hằng năm của tỉnh, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của đại đa số người dân trên địa bàn tỉnh.
Sầu riêng ở Đắk Lắk được các doanh nghiệp thu mua phục vụ xuất khẩu.

Đắk Lắk phát hiện nhiều doanh nghiệp vi phạm về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và sử dụng hóa chất trái phép để nhúng sầu riêng

Trong vụ mùa sầu riêng năm 2024, qua công tác kiểm tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện và xử phạt đối với một số doanh nghiệp hoạt động thu mua sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vi phạm mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói và sử dụng hóa chất trái phép, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tem nhãn ghi chữ nước ngoài, không có nhãn phụ ghi tiếng Việt đề nhúng sầu riêng…
back to top