Tưới cà-phê bằng phương pháp tiết kiệm nước tại cánh đồng mẫu ứng dụng công nghệ cao xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.

Sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu

Trước dự báo khả năng mùa khô hạn kéo dài, tình hình thời tiết biến đổi cực đoan, tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho nhiều loại cây trồng, các hộ dân tại Kon Tum đang tích cực áp dụng khoa học-kỹ thuật và các phương pháp sản xuất phù hợp nhằm tiết kiệm nguồn nước tưới, hạn chế thấp nhất tình trạng thiếu nước cục bộ xảy ra, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Anh Nguyễn Xuân Tiến chăm sóc đàn hươu sao.

Kon Tum: Hiệu quả nuôi hươu sao tại huyện biên giới Ia H’Drai

Thử nghiệm mô hình chăn nuôi hươu sao lấy nhung và nuôi sinh sản được một số hộ dân ở thôn 4, xã Ia Dom, huyện biên giới Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum triển khai từ năm 2016, đến nay, đàn hươu đã sinh trưởng, phát triển ổn định, mở ra hướng đi mới trong việc đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để tăng thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.
Chị Rơ Mah An, Chi hội trưởng nông dân thôn Làng Ba, xã Ia Pnôn (huyện Ðức Cơ, tỉnh Gia Lai) cùng các hội viên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất.

Giúp người dân vùng biên giới phía bắc Tây Nguyên làm kinh tế

Những năm qua, các huyện vùng biên giới ở tỉnh Gia Lai, Kon Tum đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho người dân. Chính sách hỗ trợ tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp đã giúp nhân dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ðây cũng chính là nền tảng quan trọng giúp các địa phương thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.
Trồng cà chua trong nhà lưới tại Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen.

Kon Tum đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao với phát triển nông nghiệp hàng hóa

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 25/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa 16, về phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay nền nông nghiệp của tỉnh Kon Tum đã bước đầu đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ.
Đồng chí Dương Văn Trang (người ngoài cùng bên phải) thăm mô hình trồng cây mắc-ca tại huyện Kon Rẫy.

Khơi thông mọi nguồn lực, đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững

Những năm qua, tỉnh Kon Tum có sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc về mọi mặt và trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của Tây Nguyên. Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân Dân, đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum nhấn mạnh: Để đạt được kết quả trên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đã vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; khơi thông và phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Bí thư Đảng ủy xã Đăk Trăm Nông Thị Thiệp (ngoài cùng bên trái) cùng anh A Don hướng dẫn bà con chăm sóc cây mía.

Cánh đồng mía lớn ở Đăk Trăm

Nhận thấy việc trồng sắn hiệu quả không cao và thu nhập bấp bênh, anh A Don, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã thành lập Tổ hợp tác trồng mía Y Du để hình thành cánh đồng mía lớn và vận động người dân tham gia. Kết quả bước đầu cho thấy thu nhập của người dân được tăng cao và ổn định, thu hút nhiều người tham gia.
Người dân huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum chăm sóc cây Hồng đẳng sâm.

Đưa Kon Tum trở thành vùng trọng điểm dược liệu quốc gia

Tỉnh Kon Tum có điều kiện khí hậu, thời tiết, sinh thái, thổ nhưỡng rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng dược liệu quý có giá trị kinh tế cao. Nhằm phát huy những lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, tỉnh đang tập trung các nguồn lực để phát triển dược liệu, mục tiêu đưa Kon Tum trở thành vùng trọng điểm dược liệu của quốc gia.
Chuyển đổi từ trồng cao su sang cây ăn trái giúp cho hộ ông Nguyễn Xuân Đại thu nhập trung bình gần 100 triệu đồng/sào/năm.

Kon Tum đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế những loại cây trồng kém hiệu quả, năng suất thấp sang trồng những loại cây cho năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao đã được tỉnh Kon Tum chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ.
Quang cảnh chương trình Cà phê Doanh nghiệp-Doanh nhân.

Kon Tum tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

Ngày 15/11, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức chương trình Cà phê Doanh nghiệp-Doanh nhân nhằm lắng nghe, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị và giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, doanh nhân trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
back to top