Đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình tham gia bảo vệ, tuần tra rừng với lực lượng chức năng

Bảo vệ rừng để được hưởng lợi từ rừng

Với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình, cuộc sống luôn gắn bó với rừng. Rừng có “linh hồn”, sống hòa mình vào rừng sẽ nhận được sự yên bình, chở che từ Mẹ thiên nhiên. Nhờ đó quan niệm và truyền thống tốt đẹp đó mà nhiều diện tích rừng dưới điệp trùng của dãy Trường Sơn được giao cho đồng bào giữ luôn được bảo vệ, gìn giữ tốt. Bây giờ, bà con còn được hưởng lợi từ rừng qua việc bán tín chỉ carbon.
Từ vài con voọc gáy trắng đầu tiên sống trên núi đá vôi ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), đến nay có ít nhất 22 đàn voọc gáy trắng với 156 cá thể sinh sống bình an bên cạnh khu dân cư.

[Ảnh] Bảo vệ, bảo tồn voọc gáy trắng ở Quảng Bình

Từ vài con voọc gáy trắng đầu tiên sống trên núi đá vôi gần khu dân cư của huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình được người dân phát hiện, đến nay đàn voọc gáy trắng đã được cộng đồng dân cư quản lý, bảo tồn chặt chẽ và phát triển, sinh trưởng tốt. Nòng cốt trong hoạt động bảo vệ, bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm đó là Tổ bảo tồn tự nguyện voọc gáy trắng. Tổ đã hoạt động hiệu quả trên địa bàn 4 xã Thạch Hóa, Đồng Hóa, Sơn Hóa và Thuận Hóa.
Mô hình trồng rừng bằng cây bản địa ở Quảng Bình mang lại hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại do gió bão.

Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

Bắc Trung Bộ là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng và thiệt hại bởi thiên tai, trong đó, nhiều nhất là bão, lũ lụt và ngập úng. Thời gian qua, các tỉnh trong khu vực thực hiện nhiều mô hình, cách thức sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu để bảo đảm đời sống người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Đề xuất các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp

Sáng 26/9, tại Quảng Bình, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình tổ chức tọa đàm “Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp” với sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học và nông dân ở Quảng Bình.
Quang cảnh diễn đàn.

Diễn đàn “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”

Ngày 29/8, tại thành phố Đồng Hới, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”.
Huyện Quảng Ninh cử các cán bộ phòng, ban chức năng kiểm tra hiện trường hồ Rào Đá và lấy mẫu nước xét nghiệm. (Ảnh: BT)

Quảng Bình: Tìm nguyên nhân cá chết bất thường tại hồ Rào Đá

Ngày 6/8, Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cho biết, trước hiện tượng cá chết bất thường tại hồ chứa nước Rào Đá ở xã Trường Xuân, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, xã Trường Xuân và các đơn vị liên quan kiểm tra làm rõ nguyên nhân và có biện pháp bảo đảm chất lượng nguồn nước sinh hoạt.
Một số diện tích rừng ở xã Hồng Hóa bị phá trái phép để lấn chiếm đất trồng rừng.

Quảng Bình: Xảy ra tình trạng phá rừng để... trồng rừng ở huyện Minh Hóa

Trước tình trạng phá rừng trái phép ở huyện Minh Hóa, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa có văn bản chỉ đạo địa phương này khẩn trương, kiểm tra, đánh giá mức độ xâm hại rừng và xử lý dứt điểm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật; tuyệt đối không để phát sinh thêm điểm “nóng” trên địa bàn.
Vụ người dân thấy hổ trong rừng phòng hộ tại Quảng Bình: Tránh gây hoang mang cho nhân dân

Vụ người dân thấy hổ trong rừng phòng hộ tại Quảng Bình: Tránh gây hoang mang cho nhân dân

Liên quan vụ việc người dân phát hiện hổ xuất hiện tại rừng phòng hộ, UBND huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình vừa có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ động vật hoang dã; đặc biệt, tránh gây hoang mang, ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt người dân.
Bộ đội biên phòng Quảng Bình tham gia trồng cây phi-lao chắn gió ven biển, tháng 2/2024. (Ảnh: HƯƠNG GIANG)

Góp một cây để có rừng

"Góp một cây để có rừng" là chương trình trồng rừng từ nguồn lực xã hội hóa mà đơn vị tổ chức và những người yêu thiên nhiên muốn lan tỏa rộng rãi sự chung tay, góp sức của cộng đồng thông qua việc trồng và giữ rừng bền vững. Cùng với trồng rừng, chương trình còn hướng tới triển khai ứng dụng, giải pháp công nghệ thông tin trong việc chăm sóc, theo dõi và quản lý rừng để phát triển bền vững ở khu vực đầu nguồn các con sông.
Các cá thể voọc gáy trắng sống trên núi đá vôi huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình).

Quảng Bình tiếp nhận viện trợ gần 7 tỷ đồng để bảo tồn voọc gáy trắng ở Tuyên Hóa

Ngày 29/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình quyết định phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ gần 7 tỷ đồng của Tổ chức nghiên cứu nông lâm quốc tế (ICRAF) tài trợ cho Dự án “Đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn voọc gáy trắng tại huyện Tuyên Hóa”.
Khu vực đồi sau nhà anh Dương Văn Lý ở thôn Đồng Phú, xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa bị sạt lở, 8 người trong gia đình đã di dời an toàn.

Quảng Bình chủ động di dời các hộ dân ra khỏi vị trí sạt lở để bảo đảm an toàn

Từ ngày 12/10 đến nay, tại tỉnh Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to gây nguy cơ sạt lở ở các khu vực đồi núi. Tỉnh Quảng Bình chỉ đạo chính quyền các địa phương chủ động các biện pháp ứng phó với thiên tai, nhất là khẩn cấp di dời người dân ra khỏi các vị trí sạt lở.
Các đại biểu tỉnh Quảng Bình trong thành phần của đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp.

Cần giải pháp ngăn chặn xâm hại của các loài ngoại lai ở Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng

Ngày 19/9, Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, tại kỳ họp lần thứ 45 diễn ra tại thành phố Riyadh, Vương quốc Saudi Arabia từ ngày 10-25/9, Ủy ban Di sản thế giới UNESCO đưa ra nhiều khuyến cáo quan trọng để bảo đảm tính bảo tồn bền vững Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Thi công hạng mục đê chắn sóng thuộc dự án cơ sở hạ tầng Trung tâm điện lực Quảng Trạch (Quảng Bình).

Quảng Bình: Không nhấn chìm gần 3 triệu m3 vật chất để giữ môi trường sinh thái biển Hòn La

Để phục vụ việc công trình cảng nhập than thuộc dự án cơ sở hạ tầng Trung tâm điện lực Quảng Trạch, cần phải nạo vét gần 3 triệu m3 vật chất. Tỉnh Quảng Bình quyết định không nhấn chìm khối lượng lớn vật chất này, mà chuyển lên bờ làm vật liệu san lấp nhằm giữ gìn môi trường sinh thái biển Hòn La.
back to top