Quảng Nam phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững. (Ảnh: LÊ ANH QUÂN)

Tạo đà bứt phá cho ngành nông nghiệp

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã tiến hành cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Nhiều phương pháp canh tác thông minh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho người dân.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam trao hoa và quà tặng các nhà đầu tư.

Quảng Nam tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư lâu dài tại địa phương

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi đến với Quảng Nam sẽ được áp dụng chính sách ưu đãi tối đa theo khung quy định của Chính phủ Việt Nam; đồng thời có cơ chế hỗ trợ của tỉnh đối với các dự án được ưu tiên; được cấp đủ điện, nước; đáp ứng đủ lao động có chất lượng phù hợp với các nhà đầu tư; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong và ngoài doanh nghiệp để ổn định sản xuất kinh doanh và đầu tư lâu dài tại địa phương.
Người dân tham gia trồng sâm Ngọc Linh trên dãy núi Ngọc Linh.

Làm giàu trên đỉnh Ngọc Linh

Ðược phát hiện từ năm 1973 với tên gọi ban đầu sâm K5, đến nay, sau hơn 50 năm, sâm Ngọc Linh đã phát triển được hàng nghìn héc-ta trên dãy núi Ngọc Linh thuộc địa bàn hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Qua bao thăng trầm, sâm Ngọc Linh từ một "cây thuốc giấu" của đồng bào Xê Ðăng, giờ đã vươn mình trở thành cây chủ lực làm giàu của bà con dân tộc thiểu số, giúp đời sống của người dân nơi đây thay đổi rõ rệt.
Trạm thu phí BOT Điện Bàn trên Quốc lộ 1A qua thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thường xuyên vắng xe qua lại.

Cần sớm có giải pháp đối với trạm BOT giao thông ở Quảng Nam

Thu không đủ trả lãi ngân hàng vì tình trạng xe ô-tô tìm cách đi vào đường dân sinh để né trạm thu phí. Người dân sống gần trạm thu phí bức xúc, lo lắng vì đường dân sinh hư hỏng, nguy cơ tai nạn rình rập mỗi ngày. Tình trạng trên xảy ra từ hơn một năm qua, khiến chủ đầu tư trạm thu phí BOT Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đứng trước nguy cơ phá sản.
Chè Đức Phú được ươm trồng, nhân giống.

Ngát thơm hương chè Đức Phú

Chè Đức Phú, thôn Đức Phú, xã Tam Sơn, huyện Núi Thành (Quảng Nam) nổi tiếng ở vị đắng thanh, ngọt nhẹ ở nước hậu. Từ một loài cây rất đời thường, chè Đức Phú đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế của người dân.
Phiên chợ Sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My tổ chức hằng tháng thu hút nhiều khách đến tham quan, mua sắm.

Quảng Nam tổ chức Lễ hội Sâm Ngọc Linh lần thứ 6

Lễ hội Sâm Ngọc Linh lần thứ 6 do UBND huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) tổ chức có chủ đề “Ngọc Linh - Mãi mãi tự hào", diễn ra trong 3 ngày (1-3/8) tại Trung tâm Giới thiệu, tổ chức hội chợ, phiên chợ sâm Ngọc Linh (thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My). Lễ hội nhằm quảng bá sâm Ngọc Linh, văn hóa đồng bào đến với người dân trong nước và bạn bè trên thế giới.
Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu báo cáo tình hình thực hiện công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) với đoàn công tác.

Quảng Nam sẽ là một tỉnh đi đầu trong cả nước về tháo gỡ “thẻ vàng” IUU

Ngày 19/6, Đoàn Công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra thực tế và làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam về kết quả thực hiện công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Phát triển kinh tế biển ở Quảng Nam tuân thủ các quy định chống khai thác IUU

Quảng Nam thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác IUU

Là địa phương có nhiều lợi thế về biển, khai thác phát triển thủy sản được Quảng Nam xác định là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng được hết sức chú trọng.
Cầu Nguyễn Duy Hiệu bắt qua sông Cổ Cò đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Quảng Nam tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án sông Cổ Cò

Chậm nhất đến ngày 30/10/2023, phải hoàn thành việc bàn giao mặt bằng trên toàn tuyến của Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công theo kế hoạch” đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường tại buổi làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh và thị xã Điện Bàn.
Nút giao vòng xuyến hai tầng giữa Quốc lộ 1A và đường nối từ cảng Chu Lai đến đường cao tốc Ðà Nẵng-Quảng Ngãi.

Động lực thúc đẩy kinh tế Quảng Nam phát triển

Ðể tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp, mở rộng đã tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
back to top