Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang thúc đẩy du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch xanh không còn là xu hướng, mà đó là lối đi bắt buộc nếu ngành du lịch muốn tồn tại và phát triển bền vững.
Với chủ đề “Quảng Nam - Miền xanh di sản”, chương trình kích cầu du lịch năm 2025 có sự tham gia của hơn 70 doanh nghiệp với hàng trăm sản phẩm hấp dẫn có tổng giá trị ưu đãi lên đến 10 tỷ đồng.
Từ ngày 10 đến 13/4/2025, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE-Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, diễn ra Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025, sự kiện du lịch được đánh giá là lớn nhất trong năm.
Trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 21 diễn ra từ ngày 3 đến ngày 6/4, nhiều địa phương đã tổ chức diễn đàn xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch nhằm kêu gọi đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm và định hướng phát triển du lịch bền vững, hiệu quả, góp phần vào sự phục hồi và tăng trưởng chung của ngành du lịch Việt Nam.
Không chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện quy hoạch hạ tầng đa dạng, Cát Bà còn được định hướng xây dựng thành hòn đảo xanh, không khí thải carbon đầu tiên ở Việt Nam. Với việc xác lập hệ thống giao thông xanh trên đảo, Cát Bà kỳ vọng ngày càng thu hút nhiều lượng khách cao cấp, khách quốc tế lưu trú dài hạn đến địa phương.
Năm 2024 khép lại với những con số thống kê ấn tượng cho thấy sự bứt phá và phục hồi ngoạn mục của ngành du lịch Việt Nam, tạo tiền đề thúc đẩy các hoạt động du lịch, lữ hành ngày càng phát triển.
Cùng với quan điểm “Phát triển du lịch bền vững và bao trùm trên nền tảng tăng trưởng xanh”, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặc biệt nhấn mạnh: “Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Ðiều này càng khẳng định tầm quan trọng của chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đối với phát triển du lịch bền vững.
Ngày 14/1, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức quyết định công bố và trao bằng xác lập Kỷ lục cho khu nhà điều hành và dịch vụ thương mại Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê hương (tỉnh Bình Thuận) được làm tái chế từ các thùng container.
Năm 2024, du lịch Việt Nam đã phục hồi sau đại dịch Covid-19, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra là đón 17 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa. Sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch Việt Nam và hoạt động du lịch trở lại quỹ đạo thực chất, cùng với nỗ lực chủ động nắm bắt xu thế du lịch xanh, du lịch Net Zero, xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp... trong năm qua là bước tạo đà cho sự bứt phá của ngành trong thời gian tới.
Có lẽ, trong những lần đầu tiên bấm máy khi đi phượt từ những năm 2000, nhiếp ảnh gia 8x Ngô Trần Hải An không ngờ rằng, sau đó hơn 20 năm mình sẽ sở hữu những bộ ảnh đón nhận hàng triệu lượt xem, truyền cảm hứng cho cộng đồng và hiện là một trong số người đam mê du lịch (travel blogger) nổi tiếng. Một nữ phượt thủ nhiếp ảnh là Khánh Phan được nhiều người biết đến và yêu mến với “gia tài” ảnh đầy nghệ thuật và giàu cảm xúc. Họ là hai gương mặt nổi bật của giới phượt thủ nhiếp ảnh gia như những đại sứ du lịch quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Cách đây hơn 3 năm, Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành nghị quyết về phát triển thương mại, du lịch, trong đó khẳng định phát triển du lịch xanh là xu hướng tất yếu. Nhiều nguồn lực đầu tư được huy động xây dựng các điểm đến và sản phẩm du lịch mới, đa dạng ở nông thôn, bước đầu đã đạt kết quả ấn tượng, níu chân du khách; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân và góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Với quyết tâm chính trị cao cùng nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, du lịch Hà Nam những năm qua đã vươn lên, bứt phá mạnh mẽ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người dân và thúc đẩy nhiều ngành, nghề, lĩnh vực khác.
Tiếp nối mùa giải 2023, Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) cùng đơn vị Stop And Sports tiếp tục tổ chức Phan Thiết Marathon 2024. Đặc biệt, năm nay là sự xuất hiện của cự ly 30km, tạo nên một giải marathon mới lạ với 5 cự ly thi đấu 5km-10km-21km-30km-42km.
Du lịch khám phá đời sống chim hoang dã (birdwatching) đã ra đời và phát triển cả trăm năm qua trên thế giới và các tour du lịch ngắm chim thường có mức giá nhiều nghìn USD. Loại hình du lịch này đang trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, được đón nhận tại Việt Nam. Theo thống kê, nước ta có khoảng 920 loài chim đặc hữu, di trú và là "kho báu" vô giá của thiên nhiên, đã và đang mời gọi những bước chân đam mê theo bóng chim trời, dù phải lặn lội nơi biển xa, núi cao, rừng rậm...
Việc mới đây Ủy ban nhân dân Bình Định đề xuất đề án thí điểm taxi bay trên địa bàn tỉnh đã khiến loại hình vận tải này thu hút sự quan tâm trở lại ở Việt Nam. Trên thế giới, nhiều nước cũng đang đầu tư cho loại hình này, song chưa có nơi nào đang vận hành thương mại vì thiếu cơ sở pháp lý.
Phát triển bền vững ngành du lịch đã trở thành mục tiêu trọng tâm của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Trong xu thế chung đó, du lịch Bình Thuận với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn cũng đã và đang thúc đẩy chuyển đổi xanh, góp phần tạo động lực cho phát triển bền vững. Để có cái nhìn tổng thể hơn về lộ trình “chuyển đổi” đầy ý nghĩa này của ngành du lịch Bình Thuận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
Từ một tỉnh thuần nông, qua các kỳ đại hội, Đảng bộ Phú Yên đã đề ra hướng đi thích hợp để đưa nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại và bền vững. Trong đó, tỉnh xác định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Sáng 6/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Thuận đã phối hợp tổ chức thành công Hội thảo “Du lịch Bình Thuận: Lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững” với sự tham dự của hơn 100 đại biểu là đại diện cơ quan quản lý địa phương, các chuyên gia, doanh nghiệp.
Sáng 5/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng tổ chức họp báo công bố Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 - năm 2024 và quảng bá, thu hút đầu tư trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Đà Lạt mờ đêm. Chuyến tàu chầm chậm rời sân ga không người tiễn, sương mù phủ tràn sau những cơn mưa đuổi dài nóc phố. Trên "hành trình đêm Đà Lạt", không gian dường như lắng đọng và huyền diệu hơn trong tiếng vĩ cầm của nghệ sĩ trên toa xe lửa cổ. Nghệ sĩ chơi nhạc, du khách nhâm nhi cà-phê, rượu vang trong tiết trời se lạnh và ngắm phố núi về đêm trên hành trình 14 km khứ hồi, ấy là trải nghiệm thú vị ở Đà Lạt - miền đất thăng hoa, thành phố sáng tạo nghệ thuật.
Cùng với sự phát triển của du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nhân lực phục vụ ngành "công nghiệp không khói" tại đây có nhiều tiềm năng. Tuy vậy, các tỉnh, thành phố cũng cần có những giải pháp để "nâng chất" nhân lực du lịch vùng.
Là một trong những “mắt xích” quan trọng của ngành kinh tế du lịch biển phía bắc, đảo Cát Bà đã và đang phát triển theo hướng du lịch sinh thái, kỳ vọng sẽ trở thành hòn đảo du lịch xanh với những dịch vụ lữ hành chất lượng.
Chiều 14/10, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình hoạt động du lịch 9 tháng đầu năm 2024, bàn nhiệm vụ giải pháp trọng tâm quý IV/2024 và năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng, dự và chủ trì Hội nghị.
Nằm trong chuỗi hoạt động Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2024”, trong 2 ngày (2 và 3/10), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức đoàn Famtrip dành cho các nhà báo đến từ các báo trung ương và địa phương, cùng đại diện các hãng lữ hành… khảo sát, trải nghiệm các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, Phú Tân và Trần Văn Thời.
Ngày 6/9, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC), Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Oxalis tổ chức Hội thảo “Định hướng thúc đẩy phát triển Du lịch bền vững qua ESG” . Hội thảo là một trong những sự kiện nổi bật của Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2024 (ITE HCMC 2024).
Ngày 5/9, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2024 (ITE HCMC 2024), Diễn đàn Du lịch cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh, du lịch Net Zero - Kiến tạo tương lai” đã được diễn ra nhằm thảo luận và đề xuất các biện pháp tăng cường chuyển đổi xanh, thúc đẩy phát triển Net Zero cho cộng đồng doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
Ngày 24/8, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Clean Up Son Tra – Lặn biển nhặt rác, giải cứu san hô và dọn vệ sinh môi trường ” tại bán đảo Sơn Trà. Chương trình thu hút gần 200 tình nguyện viên tham gia.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, thời gian tới, một kế hoạch hành động về giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch sẽ được ban hành. Từ đó, trở thành căn cứ để các thành viên trực thuộc hiệp hội thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường một cách bài bản và hiệu quả hơn.